Thứ Ba, 4 tháng 12, 2012

Chọn tủ lạnh tốt

Chọn tủ lạnh tốtXin giới thiệu cách chọn mua tủ lạnh cho gia đình từ các hãng cung cấp tủ lạnh nổi tiếng.

Khi kiểm tra tủ lạnh trước khi mua, bạn nên mang một đèn pin sáng và một chiếc nhiệt kế.
  • Trước hết, bạn cần phải chú ý xem xét phần ngoài của tủ: mặt ngoài có bằng phẳng, ngay ngắn không, sơn phun có bị tróc rụng chỗ nào hay có chỗ nào bị nứt hay sứt không.
  • Sau đó, bật đèn pin, lần lượt chiếu soi vào các tầng của bộ phận làm hơi và buồng giữ lạnh; khép cửa tủ lạnh lại, kiểm tra xem có chỗ nào bị rò ánh sáng không, không có kẽ rò mới đạt yêu cầu.
  • Đặt nhiệt kế vào bộ phận làm hơi, ghi lại nhiệt độ đo được lúc đó, đóng cửa tủ lạnh, cắm điện cho chạy thử. Chú ý nghe tiếng kêu phát ra từ bộ phận nén xem mức độ âm thanh như thế nào và dùng tay sờ vào bộ phận nén và ngưng lạnh để xem mức độ nhiệt ở đó tăng lên như thế nào. Nếu đó là máy tốt thì tiếng kêu phải nhỏ và nhiệt độ chỉ tăng chậm.
  • Bật cho máy chạy sau 5 phút thì mở tủ lạnh ra, quan sát đèn chiếu sáng trong tủ có sáng hay không, nhiệt độ giảm xuống như thế nào, nếu máy tốt thì mức độ giảm nhiệt lớn.
Lưu ý: Trước khi mở máy, bạn cần điều chỉnh bộ phận khống chế nhiệt trong tủ, vào mùa hè nên cho nhiệt độ thấp một chút.
Việc làm theo những lời hướng dẫn trên đây, chắc chắn bạn sẽ chọn được một chiếc tủ lạnh tốt và ưng ý cho gia đình.

Những hoa quả không nên giữ lạnh

Nguyên tắc cơ bản là hãy bảo quản hoa quả trong khăn sạch và ấm, đừng để chúng nằm chồng lên nhau. Giữ đúng nhiệt độ bảo quản cho từng loại quả.

Những hoa quả không nên giữ lạnh
Những hoa quả không nên để trong tủ lạnh
- Quả dưa vàng: Khi để trong tủ lạnh sẽ bị mất đi 70 - 80% mùi thơm. Với những người thích ăn dưa vàng lạnh, nên giữ dưa vàng trong ngăn để hoa quả của tủ lạnh nhưng phải bọc trong túi hay trong hộp kín.
- Dâu tây: Cũng có khuynh hướng ít chịu lạnh và mất mùi hương giống dưa vàng, dâu tây có thể giữ trong ngăn hoa quả tủ lạnh nhưng chỉ 2 ngày.
- Chuối: Sẽ bị thâm vỏ khi giữ lạnh. Như vậy, tốt hơn hết là để chúng ở nhiệt độ tự nhiên.
Mẹo nhỏ: Người bán hàng khuyên người tiêu dùng nên mua hoa quả ở cửa hàng bán hoa quả vì dự trữ của nó ít hơn trong các siêu thị lớn. Tốt hơn là nên mua hoa quả với số lượng ít, mua nhiều lần trong tuần và ăn nhanh chóng trong vòng 2 ngày.
Cách bảo quản một số loại hoa quả khác
- Quả dứa: Không chịu được nhiệt độ dưới 7oC. Bạn không nên để trong tủ lạnh (sẽ làm mất hương thơm, biến dạng thành màu nâu và bị khô), chỉ nên giữ ở nơi thoáng mát.
- Chuối: Chà nhẹ chanh lên để bảo quản, không nên để tủ lạnh.
- Khế: Giữ ở nhiệt độ trung bình lý tưởng.
- Cùi dừa: Giữ trong nước và để tủ lạnh.
- Dâu tây: Tránh để dâu tây trong hộp và chồng chất lên nhau vì nó sẽ nhanh chóng bị hỏng. Hãy trải một chiếc khăn sạch trong đĩa sâu lòng, rải đều dâu tây lên và trùm khăn lại.
- Dâu rừng: Giữ nơi thoáng mát để tỏa mùi thơm tự nhiên
- Chanh leo: Nên giữ ở nhiệt độ bình thường
- Xoài: Nếu quả chưa chín, hãy giữ nơi thoáng mát (từ 6 đến 9oC), tránh giữ lạnh.
- Dưa vàng: Tránh ăn lạnh vì dưa sẽ mất mùi thơm, chỉ nên ăn mát.
- Quả dừa: Làm lạnh vài giờ trước khi ăn (nó sẽ dai mà vẫn mềm), bảo quản trong giấy bóng kính, nếu không nó sẽ hút hết các mùi của tủ lạnh.
- Lê và táo: Hãy chà nhẹ chanh lên.
- Cà chua: Không nên để lạnh, chỉ nên giữ mát trên 12oC
- Đào và mơ: Là những thứ quả rất nhanh hỏng, cần ăn nhanh.
Nếu bạn muốn làm cho các quả bị khô trở nên mềm và căng lại, hãy mang hấp lên vài phút.
Theo APRIFEL (Trung tâm nghiên cứu và thông tin về hoa quả tươi của Pháp) cách thức bảo quản hoa quả phụ thuộc vào các đặc tính của hoa quả. Như vậy, một số hoa quả không thể giữ trong tủ lạnh, trong khi một số khác lại được giữ lạnh rất tố.

Cách chọn mua tủ lạnh mới

Cách chọn mua tủ lạnh mớiBạn đang phải làm bếp với chiếc tủ lạnh cũ đầy chật đồ đạc, dưới đây là những lưu ý giúp bạn mua được chiếc tủ lạnh mới phù hợp nhất.

1. Kiểu tủ lạnh

Có nhiều kiểu tủ lạnh, mỗi kiểu đều có ưu điểm và nhước điểm riêng. Nhưng loại tủ lạnh thiết kế với phần trên để đồ tươi sống thường hợp lý nhất về hiệu quả sử dụng năng lượng cũng như không gian. Tủ có hai cánh mở phần trên (Cánh mở kiểu Pháp) thường cho nhiều chỗ đựng đồ (như đĩa) rộng hơn, nhưng đôi chút khó khăn cho việc đóng cửa, khi có các ngăn tủ đông lớn và sâu. Với tủ lạnh có kiểu cửa side-by-side (hai cánh cao hết tủ), bạn có thể lấy rất nhanh được đồ tưới sống, đông lạnh. Tuy nhiên cả hai bên tủ thu hẹp kích thước lên có vẻ khó khăn có lưu trữ đồ lớn. Tủ side-by-side là lựa chọn tốt nếu bạn muốn trẻ trong nhà có thể lấy đồ từ tủ lạnh, đặc biết cũng rất phù hợp đối với người già, tránh tối đa việc phải với cao hay cúi thấp.
tu lanh canh mo kieu phap
Tủ lạnh cánh mở kiểu pháp

Tủ lạnh side - by - side

2. Lựa chọn có ký hiệu Energy Star

Những tủ lạnh có ký hiệu này thường sử dụng năng lượng điện ít hơn 20% các mẫu cùng kích thước. Nếu vấn đề tiết kiệm có ý nghĩa với bạn, hãy tắt chế độ làm đá tự động nó cũng tiết kiệm cho bạn lương điện hao tổn đáng kể. Get rid of your old fridge: Whether or not your new fridge carries the Energy Star logo, it probably uses a lot less electricity than the refrigerator it's replacing. Don't cut your savings short by putting the old fridge in the basement or in a garage where it will continue to guzzle electricity.

Energy star

3. Bỏ tủ lạnh cũ

Nếu mua tủ lạnh mới, thì tủ lạnh cũ bạn nên cân nhắc bỏ hẳn khi nó không có biểu tượng Energy Star, đừng chọn cách tiết kiệm là để tủ lạnh cũ trong tầng hầm hay nhà để xe, nơi nó tiếp tục làm hao tổn điện năng của bạn.

4. Để ý đến chiều sâu tủ lạnh.

Khi tủ lạnh ngang bằng với đồ xung quanh như bàn, tủ bếp nó sẽ cho một cái nhìn hợp lý hơn về không gian bếp.

5. Sử dụng tủ lạnh mới của bạn đúng cách.

Mỗi ngăn tủ trong tủ lạnh đều có mục đích của nó. Các khay chia (Crisper drawers) dùng tốt để bảo quản rau và thịt. Lưu ý các món bơ, sữa ... dễ bị hỏng nếu để ở các vị trí nóng, và nóng nhất trong tủ lạnh là gần cửa mở tủ.

Thứ Năm, 22 tháng 11, 2012

Hướng dẫn cách chọn mua tủ lạnh


Với tình hình kinh tế bình quân của người dân việt nam thì việc trang bị cho gia đình mình 1 tủ lạnh để bảo quản thức ăn là chuyện hoàn toàn bình thường. Điện lạnh Số Đỏ sẽ hướng dẫn các bạn cách để chọn mua tủ lạnh phụ hợp với tình hình tài chính gia đình và tiết kiệm điện năng.

Với hộ gia đình ít người thông thường có 2 loại tủ lạnh :
1. Tủ lạnh không bám tuyết, gọi là tủ lạnh quạt gió - mở tủ nhìn bên trong, phía sau có khe gió thổi ra. Loại này khi sử dụng không bám tuyết bên trong tủ, thân tủ tiện dụng khi sử dụng dễ dàng vệ sinh, rau quả để trong tủ tươi lâu hơn do độ ẩm trong tủ được phân phối đều hơn. Nhược điểm của loại tủ này là gây tốn điện hơn và có tiếng ồn của quạt gió.
2. Tủ lạnh trực tiếp (loại bám tuyết), loại này bị bám tuyết thành tủ và đá bám dầy ở ngăn đá. Ưu điểm của loại này là tiết kiệm điện và không có tiếng ồn của quạt; giá thành rẻ. Nhưng tủ này có nhược điểm là tuyết bám nhiều ở ngăn đá khó vệ sinh và nhiệt độ trong tủ không đồng đều.
Thường khi mua sắm ở cửa chúng ta rất khó phân biệt được loại tủ nào là tủ tốt vì thường người bán không cho chạy thử, vì tủ đã cắm là phải chạy liên tục nếu không sẽ có hơi ẩm bên trong gây mốc tủ. Vì vậy khi mua nên chọn những hãng có uy tín và có địa chỉ trung tâm bảo hành rõ ràng để khi có vấn đề còn tiện liên lạc.
Khi lựa chọn tủ cần quan tâm đến dung tích sử dụng, đối với hộ gia đình nên chọn loại tủ có ngăn đựng rau quả lớn vì nhu cầu bảo quản thức ăn là nhu cầu thiết yếu. Còn ngăn đá không cần dung tích lớn vì nhu cầu đá sử dụng không nhiều.
Hiện nay có nhiều loại tủ mới với nhiều tính năng. Các tính năng ưu việt của những dòng tủ mới sản xuất 2009 và 2010 như Bộ Vitamin Kit: Phát tán Vitamin C trong toàn bộ ngăn đựng rau quả đồng thời duy trì độ ẩm thích hợp để rau quả đựng bên trong tươi lâu hơn gấp 1,7 lần so với tủ không có bộ vitamin.
Bộ khử mùi diệt khuẩn với ion âm và tinh chất trà xanh: Các ion âm được phát tán trong không khí giúp không khí trong lành, giữ thực phẩm tươi lâu hơn gấp 2.5 lần so với thông thường. Ngoài ra tinh chất trà xanh có tính năng khử mùi hiệu quả.
Tủ lạnh cũng là một trong những thiết bị điện ngốn nhiều tiền điện của gia đình. Dưới đây là một số lời khuyên để sử dụng sản phẩm này hiệu quả và tiết kiệm nhất trong thời buổi vật giá thế này.
- Chọn mua tủ lạnh có dung tích phù hợp với nhu cầu sử dụng.
- Lắp đặt tủ nơi thoáng mát, cách tường ít nhất 10cm ; tránh ánh nắng trực tiếp, tránh để gần các nguồn nhiệt.
- Khi sử dụng:
Nhiệt độ trong tủ nên để mức 3 đến 6oC, chế độ lạnh -15 đến -18 oC. Nên lấy đồ cùng lúc, tránh mở cửa tủ nhiều lần. Không nên cho thức ăn nóng vào tủ. Nên để đồ ăn vào khay, hộp, cho thực phẩm vào túi nilon kín và không nên chất quá đầy.
- Bảo dưỡng:
Nếu việc sử dụng tủ lạnh không thường xuyên, nên mở tủ ít nhất 4-6 giờ/tuần. Vệ sinh tủ sạch sẽ, lau sạch bụi bám trên giàn nóng và mặt ngoài vỏ.
Ngoài ra nếu được cắm điện để kiểm tra tủ lạnh thì bạn có thể tham khảo thêm cách kiểm tra bên dưới :
- Trước hết, xem mặt ngoài tủ lạnh có bằng phẳng, ngay ngắn không, sơn phun có bị tróc rụng, có chỗ nào bị nứt hay sứt không.
- Sau khi xem xét bên ngoài, bạn bật đèn pin, lần lượt chiếu vào các tầng của bộ phận làm hơi và buồng giữ lạnh. Khép cửa tủ lạnh lại, kiểm tra xem có chỗ nào bị rò ánh sáng không, không có kẽ rò mới đạt yêu cầu.
- Đặt nhiệt kế vào bộ phận làm hơi, ghi lại nhiệt độ đo được lúc đó, đóng cửa tủ lạnh, cắm điện cho chạy thử. Chú ý nghe tiếng kêu phát ra từ bộ phận nén xem mức độ âm thanh, rồi sờ vào bộ phận nén và ngưng lạnh để xem mức độ nhiệt ở đó tăng lên như thế nào. Nếu đó là máy tốt thì tiếng kêu phải nhỏ và nhiệt độ chỉ tăng chậm.
- Bật cho máy chạy, sau 5 phút thì mở tủ lạnh ra, quan sát đèn chiếu sáng trong tủ có sáng hay không, nhiệt độ giảm xuống như thế nào, nếu máy tốt thì mức độ giảm nhiệt sẽ lớn.
Lưu ý: Trước khi mở máy, bạn cần điều chỉnh bộ phận khống chế nhiệt trong tủ. Vào mùa hè, nên cho nhiệt độ thấp một chút.
Việc làm theo những lời hướng dẫn trên đây, chắc chắn bạn sẽ chọn được một chiếc tủ lạnh tốt và ưng ý cho gia đình.

Cách sử dụng tủ lạnh bền và tiết kiệm điện

Để chiếc tủ lạnh nhà bạn hoạt động êm ái, bền bỉ và nhất là hiệu quả tích kiệm điện năng cao thì bạn nên tuân thủ những cách sau:

Tủ lạnh cần để chỗ thông gió, thoáng mát. Điều chỉnh nhiệt độ tốt nhất ở 7-8 độ C sẽ tốn ít điện hơn. Với tủ lạnh mới mua về, có thể chuẩn bị một nhiệt kế, đặt vào một ngăn trong khoang giữ lạnh. Sau khi đã đặt đồ ăn vào rồi mới bắt đầu điều chỉnh độ lạnh, nên điều chỉnh 2-3 lần để tiến dần tới nhiệt độ tốt nhất (thường là 7-8oC.
Đây là nhiệt độ thích hợp nhất. Nếu cứ giữ mãi ở khoảng trên dưới 5oC, so sánh với để ở 8oC thì vào mùa nóng điện phải hao hơn 1kW. Nếu là tủ lạnh có 2 cửa nhiệt độ buồng đông lạnh ở mức -180C là đủ để nước đóng băng. Nếu dùng -18oC thay cho –22oC thì mỗi tháng bạn tiết kiệm được trên dưới 25% điện năng
Thông thường nhiệt độ giữ lạnh cho cá tươi, thịt tươi tốt nhất là trên dưới –1oC, với sữa bò và trứng gà, trứng vịt là 3oC, Với hoa quả và rau xanh là 5oC.
Khi thực phẩm cần giữ chỉ chiếm một diện tích nhỏ buồng giữ lạnh, bạn có thể đem những miếng nhựa xốp chứa đầy vào buồng giữ lạnh, từ 1-2 ngăn. Tính dẫn nhiệt của nhựa xốp rất kém, hầu như không hút khí lạnh bên trong tủ. Làm theo cách trên, dung tích ban đầu của tủ lạnh bị thu nhỏ lại, làm cho thời gian làm việc của bộ phận chế lạnh được trút ngắn, tất nhiên là điện sẽ được tiết kiệm.
Mỗi khi mở cửa tủ để lấy thực phẩm ra dùng, không khí lạnh bên trong tủ sẽ đối lưu rất nhanh với không khí nóng ở bên ngoài tủ, làm cho nhiệt độ bên trong tủ cao lên, làm tăng thời gian hoạt động của bộ phận nén, do đó làm hao điện và làm các chi tiết bị mài mòn hơn.
Bạn có thể dùng một mảnh ny lon trong, to hơn cửa của khoang giữ lạnh một chút làm rèm che để ngăn cản sự đối lưu giữa hai luồng không khí trong và ngoài. Làm thế vừa tiết kiệm vừa là bảo vệ máy.
Khi đồ ăn được mua về với số lượng lớn, bạn hãy chọn một ít cho vào buồng lạnh. Khi lấy thực phẩm ở buồng giữ lạnh ra dùng, bạn hãy mang đồ ăn đã kết đông từ buồng đông lạnh chuyển xuống buồng giữ lạnh. Nếu đồ ăn này vẫn chưa dùng đến lại cho trở lại buồng đông lạnh. Cứ làm như thế nhiều lần, buồng giữ lạnh không cần nhờ vào sự hoạt động của thiết bị chế lạnh cũng giảm được nhiệt độ.
Tủ lạnh cần phải để vào chỗ thông gió, thoáng mát. Bởi vì, nhiệt độ không gian càng cao, nhiệt lượng truyền vào tủ càng nhiều, càng tản nhiệt chậm, điện càng hao nhiều hơn. Cố gắng hạn chế số lần mở cửa tủ lạnh. Mở càng nhiều, lượng điện tổn hao sẽ càng nhiều hơn.
Không được chất quá đầy vào tủ. Giữa các đồ ăn cần phải chừa ra một khoảng cách để khí lạnh có thể đối lưu, lượng điện tổn hao sẽ giảm xuống.
Nước nóng, rau nóng, cơm nóng phải để nguội hẳn mới cho vào tủ lạnh. Nếu cho vào khi còn nóng sẽ làm nhiệt độ trong tủ tăng lên quá nhanh, làm điện hao nhiều hơn.
Nên dùng đồ đựng bằng kim loại thay cho đồ nhựa. Hiện nay trên thị trường bán rất nhiều những hộp đựng bằng nhựa chuyên dụng cho tủ lạnh. Loại hộp này có ưu điềm là nhẹ sạch sẽ và giá lại rẻ do tính năng dẫn lạnh của nó rất kém nên thời gian làm lạnh sẽ dài ra. Nếu dùng đồ đựng bằng nhôm hay thép không rỉ thì thời gian làm lạnh sẽ được rút ngắn, điện được tiết kiệm hơn.
ST Cần Thơ IT

Chọn mua tủ lạnh như thế nào?

Ngày nay, tủ lạnh là thiết bị không thể thiếu trong mỗi gia đình. Có rất nhiều loại tủ lạnh của các hãng nỗi tiếng trên thị trường, nhiều chủng loại, kiểu dáng, dung tích, vì thế người sử dụng thường khó lựa chọn loại nào cho phù hợp với nhu cầu của mình và chất lượng tốt. Chúng tôi sẽ đưa ra một số thông tin về cách lựa chọn tủ lạnh để quý khách hàng tham khảo .
1. Chọn kiểu tủ lạnh
Trên thị trường có 2 loại: tủ lạnh nén cơ điện và tủ lạnh hấp thu; thông thường dùng loại nén cơ điện tốt hơn vì tiêu thụ điện năng ít, nhiệt độ làm lạnh cao, tính năng làm lạnh tốt, tuổi thọ dài. Tủ lạnh hấp thu có thể dùng thanh điện nhiệt, làm lạnh bằng cách cấp nhiệt thể dùng hơi than và ga thiên nhiên để làm lạnh. Tủ lanh này sử dụng ở những nơi không có điện hoặc thiếu điện và hơi đốt lại dồi dào giá rẻ.
2. Chọn dung tích
Căn cứ vào mức sống hiện nay trong các gia đình, thông thường mỗi người cần khoảng 20 đến 25 lít dung tích, cộng thêm 25 lít phụ trợ. Thí dụ, một gia đình có 4 nhân khẩu thì mua tủ lạnh có dung tích 4 x 25 + 25 = 100 + 25 = 125 lít, tức là mua tủ lạnh có dung tích khoảng từ 125 lít đến 150 lít là vừa. Ngoài ra, còn phải suy tính đến khí hậu từng vùng, ở miền Nam nên mua tủ lạnh lớn hơn một chút, ở miền Bắc mua loại tủ lạnh nhỏ hơn.
3. Kiểm tra bề ngoài
Bề mặt tủ bằng phẳng bóng nhẵn, lớp sơn đều đặn và chắc bền. Lớp vỏ bên trong tủ thường dùng các vật liệu nhựa, Pôliêtilen cũng phải bóng nhẵn chắc chắn không có vết nứt. Các giá đỡ phải hoàn hảo không biến dạng.
4. Độ kín trong tủ
Nếu tủ lạnh không kín sẽ gây hậu quả không tốt, không khí lạnh thoát ra ngoài, làm cho tủ lạnh mất nhiệt, hiệu quả làm lạnh thấp. Khi gặp khí ẩm của mùa ẩm ướt sẽ đông lại thành các hạt sương. Phương pháp kiểm tra độ kín của tủ lạnh có thể quan sát bằng mắt, nếu mắt thường cũng phát hiện ra thì chỗ hở tới mức nghiêm trọng. Nếu mắt thường không thấy, lấy một tờ giấy tương đối dai để ở các góc khác nhau, đóng cửa tủ lại và kéo giấy ra xem giấy có bị kẹp chặt không. Nếu kẹp càng chặt tức là cửa đóng càng kín. Ngoài việc kiểm tra độ kín, còn kiểm tra trục quay của cánh cửa có tốt hay không, khi mở cửa lực kéo từ 1 đến 7kg là vừa phải.
5. Chọn mức độ làm lạnh
Tủ lạnh thuộc thứ hạng cao hay thấp, thường lấy tiêu chuẩn làm lạnh của ngăn đông lạnh đạt đến mức độ nào, được đánh giá và ký hiệu bởi hình *, số lượng càng nhiều thì mức độ lạnh càng cao.
Thông thường, tủ lạnh gia đình dùng loại tủ 2 sao đến 3 sao là vừa phải. Thực tiễn cho thấy, không phải tủ càng lạnh thì bảo quản thực phẩm càng tốt mà cần đặt ở độ lạnh thích hợp, hơn nữa cấp sao càng nhiều thì giá tủ lạnh càng đắt và lượng tiêu thụ điện càng lớn.
6. Chọn hệ thống xả tuyết
Trong tủ lạnh thường có hơi nước tồn đọng trong không khí và tỏa ra từ thực phẩm để trong tủ. Hơi nước đó gặp lạnh đọng thành lớp sương tuyết trong tủ lạnh, đó là hiện tượng bình thường. Tủ càng lạnh thì độ ẩm càng cao, lớp tuyết đọng càng dày.
Lớp tuyết dày dẫn nhiệt kém, khiến cho hệ thống làm lạnh không thể hút nhiệt của thực phẩm và không khí trong tủ lạnh, do đó hiệu suất làm lạnh của tủ sẽ kém đi, tiêu thụ điện sẽ tăng lên. Do đó khi lớp tuyết dày từ 4-6mm là phải xả tuyết. Có thể sử dụng các cách xả tuyết sau:
Xả tuyết thủ công
Xả tuyết bán thủ công
Tự động xả tuyết
7. Kiểm tra tính năng bộ nén và bộ làm lạnh
Đầu tiên, để cho tủ lạnh đứng thật thăng bằng. Cắm điện cho tủ hoạt động, nếu tủ lạnh chạy êm tạp âm thấp hơn 45 đề xi ben là tốt. Đồng thời dùng tay sờ lên phía nóc tủ chỉ thấy có độ rung nhè nhẹ. Còn nếu ta dùng mắt mà thấy tu lạnh rung tức là chất lượng tủ lạnh quá kém.
Kiểm tra tính năng làm lạnh: Trong phòng nhiệt độ 300C, cho tủ lạnh trong trạng thái không chứa đồ, đóng cửa tủ, cho tủ hoạt động 30 phút rồi mở cửa tủ, dùng tay sờ vào bề mặt bộ bốc hơi có cảm giác tay bị đông lạnh, dính và ở trên, bộ đông lạnh phải có một lớp tuyết mỏng.
8. Tiêu thụ điện
Tủ lạnh là đồ dùng tiêu tốn tương đối nhiều điện trong gia đình, do đó vấn đề tiêu thụ điện của nó cần được quan tâm khi mua và khi dùng tủ lạnh cần chú ý mấy điểm sau:
Kiểu tủ lạnh nén bằng điện cơ tốn ít điện nhất.
Làm lạnh trực tiếp (đóng tuyết) tốn ít điện hơn nhiều so với làm lạnh gián tiếp (không đóng tuyết).
Cùng một kiểu, cùng quy cách thì loại tủ lạnh có bộ nén công suất nhỏ sẽ tốn ít điện hơn.
Cửa tủ càng kín càng ít tốn điện.
chọn mua tủ lạnh

Thắc mắc thường gặp khi sử dụng tủ lạnh

Ngày nay, tủ lạnh là thiết bị không thể thiếu trong tất cả các gia đình. Tủ lạnh giúp bảo quản thực phẩm luôn luôn tươi, đảm bảo vệ sinh và chất dinh dưỡng của thực phẩm. Để sử dụng được tủ lạnh đúng cách và hiệu quả chúng tôi sẽ giải đáp một số thắc mắc thường gặp khi sử dụng tủ lạnh để có cách sử dụng đúng và hiệu quả khai thác hết công dụng của tủ lạnh.

Thắc mắc về cách sử dụng tủ lạnh liên hệ ĐIỆN LẠNH GIA ĐỊNH: 08.66801429

Tại sao ngăn rau quả bị đọng sương nhiều?
Điều này do thời tiết bên ngoài ẩm và nóng. Hãy chắc chắn rau quả được bao bọc đúng cách. Một nguyên nhân khác có thể, là do chủng loại và số lượng rau quả. Tuy nhiên, với thiết kế mới nhất, ngăn rau quả phải giữ được điều kiện ẩm và mát để bảo quản lâu dài, vì thế hiện tượng đọng sương trong ngăn là không thể tránh khỏi vào mùa thời tiết ẩm.
Tủ lạnh có thể cất giữ được bao nhiêu thức ăn?
Chúng tôi không hạn chế khối lượng thức ăn, tuy nhiên không được để thức ăn che chắn các khe thông gió trong tủ. Không cất trữ đầy tủ sẽ giúp tăng hiệu quả làm mát do không khí lạnh phân phối tốt. Nếu tủ lạnh đầy thức ăn, hiệu quả làm mát sẽ kém đi do không khí lạnh không thể phân bổ đều khắp trong tủ.
Tại sao vách ngoài tủ lạnh đôi khi nóng lên rõ rệt?
Vách ngoài tủ lạnh đôi khi ấm lên, đặc biệt là ngay sau khi hoạt động lần đầu tiên. Đây không phải là lỗi hỏng, nguyên nhân từ đường ống dẫn gas nóng chạy xung quanh tủ để sưởi, tránh hiện tượng "đổ mồ hôi" ở mặt ngoài tủ lạnh.
Tại sao tủ lạnh có tiếng ồn?
Điều này có thể là bình thường vì có nhiều loại tiếng ồn được coi là "bình thường". Các tủ lạnh đều có nhiều loại tiếng ồn khác nhau. Do máy nén chạy tốc độ cao, do dung tích tủ lạnh và nhiều yếu tố khác. Một trong những tiếng ồn rõ rệt là tiếng quạt hoạt động, đặc biệt trong các tủ lạnh dung tích lớn. Một loại tiếng ồn khác là khi xả tuyết, băng/đá trên giàn lạnh tan gây ra tiếng nứt vỡ có thể nghe thấy rõ rệt. Tiếng xèo xèo đôi khi nghe thấy là do nước nhỏ giọt trên điện trở phát nhiệt lúc xả tuyết.
Ngăn đông có thể bị ấm lên trong gian đoạn xả tuyết phải không?
Phải. Nhiệt độ ngăn đông trong thời gian xả tuyết sẽ tăng lên. Điều này là bình thường và không ảnh hưởng gì đến chất lượng thực phẩm trong ngăn đông.
Tại sao có sương đọng ở cạnh bên đệm cửa tủ lạnh?
Cửa tủ lạnh đóng không kín. Hãy kiểm tra có thức ăn hay chai hộp nào chặn vướng khiến cửa không đóng kín.
Tủ lạnh có sáng đèn nhưng không lạnh.
Nghĩa là có cung cấp điện cho tủ lạnh. Tuy nhiên cần kiểm tra lại những phần sau: quạt, công tắc cửa, bộ chỉnh nhiệt độ, đồng hồ xả tuyết, máy nén, và cuối cùng có thể là tủ bị rò rỉ gas.
Tại sao ngăn đông và ngăn lạnh lại ấm lên?
Có thể là đồng hồ xả tuyết bị hỏng. Hoặc bộ khởi động máy nén bị hỏng. Hoặc bộ chỉnh nhiệt độ bị hỏng.
Sử dụng tủ lạnh đúng cách:
Chừa khoảng trống cần thiết chung quanh tủ.
Nên chừa khoảng cách tối thiểu 5cm ở hai bên vách tủ và tối thiểu 30cm bên trên tủ. Điều này vừa giúp tản nhiệt hiệu quả và tiết kiệm điện năng.
Không phủ trùm tủ bằng khăn vải, tấm trải nhựa… vì tủ sẽ không tản nhiệt tốt, kết quả là tủ kém lạnh và máy nén bị quá nhiệt.
Tránh xa nguồn nhiệt.
Đặt tủ lạnh ở nơi không có ánh nắng trực tiếp, và cách xa các nguồn nhiệt như máy sưởi, khu vực đun nấu.
Lắp đặt điện đúng cách.
Cần chắc chắn nối dây tiếp đất cho tủ lạnh. Tránh dùng đầu cắm điện 2 cực vì không có dây tiếp đất an toàn.
Đặt tủ lạnh gần ổ cắm điện để không cần dùng dây nối.
Sử dụng tủ lạnh đúng với điện áp ghi trên nhãn ở vách sau tủ hoặc hoặc sau cửa ngăn lạnh.
Cảnh báo an toàn.
Không được phun tạt nước lên tủ, vì có thể gây rò rỉ điện hoặc hư hỏng các linh kiện bên trong.
Không sử dụng các chất dễ cháy như xăng thơm, vẹc ni bóng…gần tủ lạnh vì có thể gây cháy nổ.
Không cất trữ vật liệu nổ hoặc hóa chất trong tủ hoặc gần tủ, vì có thể gây nổ.
Khi phế thải tủ lạnh, phải tháo bỏ cửa tủ để tránh trẻ em bị nhốt bên trong