Thứ Ba, 4 tháng 12, 2012

Chọn tủ lạnh tốt

Chọn tủ lạnh tốtXin giới thiệu cách chọn mua tủ lạnh cho gia đình từ các hãng cung cấp tủ lạnh nổi tiếng.

Khi kiểm tra tủ lạnh trước khi mua, bạn nên mang một đèn pin sáng và một chiếc nhiệt kế.
  • Trước hết, bạn cần phải chú ý xem xét phần ngoài của tủ: mặt ngoài có bằng phẳng, ngay ngắn không, sơn phun có bị tróc rụng chỗ nào hay có chỗ nào bị nứt hay sứt không.
  • Sau đó, bật đèn pin, lần lượt chiếu soi vào các tầng của bộ phận làm hơi và buồng giữ lạnh; khép cửa tủ lạnh lại, kiểm tra xem có chỗ nào bị rò ánh sáng không, không có kẽ rò mới đạt yêu cầu.
  • Đặt nhiệt kế vào bộ phận làm hơi, ghi lại nhiệt độ đo được lúc đó, đóng cửa tủ lạnh, cắm điện cho chạy thử. Chú ý nghe tiếng kêu phát ra từ bộ phận nén xem mức độ âm thanh như thế nào và dùng tay sờ vào bộ phận nén và ngưng lạnh để xem mức độ nhiệt ở đó tăng lên như thế nào. Nếu đó là máy tốt thì tiếng kêu phải nhỏ và nhiệt độ chỉ tăng chậm.
  • Bật cho máy chạy sau 5 phút thì mở tủ lạnh ra, quan sát đèn chiếu sáng trong tủ có sáng hay không, nhiệt độ giảm xuống như thế nào, nếu máy tốt thì mức độ giảm nhiệt lớn.
Lưu ý: Trước khi mở máy, bạn cần điều chỉnh bộ phận khống chế nhiệt trong tủ, vào mùa hè nên cho nhiệt độ thấp một chút.
Việc làm theo những lời hướng dẫn trên đây, chắc chắn bạn sẽ chọn được một chiếc tủ lạnh tốt và ưng ý cho gia đình.

Những hoa quả không nên giữ lạnh

Nguyên tắc cơ bản là hãy bảo quản hoa quả trong khăn sạch và ấm, đừng để chúng nằm chồng lên nhau. Giữ đúng nhiệt độ bảo quản cho từng loại quả.

Những hoa quả không nên giữ lạnh
Những hoa quả không nên để trong tủ lạnh
- Quả dưa vàng: Khi để trong tủ lạnh sẽ bị mất đi 70 - 80% mùi thơm. Với những người thích ăn dưa vàng lạnh, nên giữ dưa vàng trong ngăn để hoa quả của tủ lạnh nhưng phải bọc trong túi hay trong hộp kín.
- Dâu tây: Cũng có khuynh hướng ít chịu lạnh và mất mùi hương giống dưa vàng, dâu tây có thể giữ trong ngăn hoa quả tủ lạnh nhưng chỉ 2 ngày.
- Chuối: Sẽ bị thâm vỏ khi giữ lạnh. Như vậy, tốt hơn hết là để chúng ở nhiệt độ tự nhiên.
Mẹo nhỏ: Người bán hàng khuyên người tiêu dùng nên mua hoa quả ở cửa hàng bán hoa quả vì dự trữ của nó ít hơn trong các siêu thị lớn. Tốt hơn là nên mua hoa quả với số lượng ít, mua nhiều lần trong tuần và ăn nhanh chóng trong vòng 2 ngày.
Cách bảo quản một số loại hoa quả khác
- Quả dứa: Không chịu được nhiệt độ dưới 7oC. Bạn không nên để trong tủ lạnh (sẽ làm mất hương thơm, biến dạng thành màu nâu và bị khô), chỉ nên giữ ở nơi thoáng mát.
- Chuối: Chà nhẹ chanh lên để bảo quản, không nên để tủ lạnh.
- Khế: Giữ ở nhiệt độ trung bình lý tưởng.
- Cùi dừa: Giữ trong nước và để tủ lạnh.
- Dâu tây: Tránh để dâu tây trong hộp và chồng chất lên nhau vì nó sẽ nhanh chóng bị hỏng. Hãy trải một chiếc khăn sạch trong đĩa sâu lòng, rải đều dâu tây lên và trùm khăn lại.
- Dâu rừng: Giữ nơi thoáng mát để tỏa mùi thơm tự nhiên
- Chanh leo: Nên giữ ở nhiệt độ bình thường
- Xoài: Nếu quả chưa chín, hãy giữ nơi thoáng mát (từ 6 đến 9oC), tránh giữ lạnh.
- Dưa vàng: Tránh ăn lạnh vì dưa sẽ mất mùi thơm, chỉ nên ăn mát.
- Quả dừa: Làm lạnh vài giờ trước khi ăn (nó sẽ dai mà vẫn mềm), bảo quản trong giấy bóng kính, nếu không nó sẽ hút hết các mùi của tủ lạnh.
- Lê và táo: Hãy chà nhẹ chanh lên.
- Cà chua: Không nên để lạnh, chỉ nên giữ mát trên 12oC
- Đào và mơ: Là những thứ quả rất nhanh hỏng, cần ăn nhanh.
Nếu bạn muốn làm cho các quả bị khô trở nên mềm và căng lại, hãy mang hấp lên vài phút.
Theo APRIFEL (Trung tâm nghiên cứu và thông tin về hoa quả tươi của Pháp) cách thức bảo quản hoa quả phụ thuộc vào các đặc tính của hoa quả. Như vậy, một số hoa quả không thể giữ trong tủ lạnh, trong khi một số khác lại được giữ lạnh rất tố.

Cách chọn mua tủ lạnh mới

Cách chọn mua tủ lạnh mớiBạn đang phải làm bếp với chiếc tủ lạnh cũ đầy chật đồ đạc, dưới đây là những lưu ý giúp bạn mua được chiếc tủ lạnh mới phù hợp nhất.

1. Kiểu tủ lạnh

Có nhiều kiểu tủ lạnh, mỗi kiểu đều có ưu điểm và nhước điểm riêng. Nhưng loại tủ lạnh thiết kế với phần trên để đồ tươi sống thường hợp lý nhất về hiệu quả sử dụng năng lượng cũng như không gian. Tủ có hai cánh mở phần trên (Cánh mở kiểu Pháp) thường cho nhiều chỗ đựng đồ (như đĩa) rộng hơn, nhưng đôi chút khó khăn cho việc đóng cửa, khi có các ngăn tủ đông lớn và sâu. Với tủ lạnh có kiểu cửa side-by-side (hai cánh cao hết tủ), bạn có thể lấy rất nhanh được đồ tưới sống, đông lạnh. Tuy nhiên cả hai bên tủ thu hẹp kích thước lên có vẻ khó khăn có lưu trữ đồ lớn. Tủ side-by-side là lựa chọn tốt nếu bạn muốn trẻ trong nhà có thể lấy đồ từ tủ lạnh, đặc biết cũng rất phù hợp đối với người già, tránh tối đa việc phải với cao hay cúi thấp.
tu lanh canh mo kieu phap
Tủ lạnh cánh mở kiểu pháp

Tủ lạnh side - by - side

2. Lựa chọn có ký hiệu Energy Star

Những tủ lạnh có ký hiệu này thường sử dụng năng lượng điện ít hơn 20% các mẫu cùng kích thước. Nếu vấn đề tiết kiệm có ý nghĩa với bạn, hãy tắt chế độ làm đá tự động nó cũng tiết kiệm cho bạn lương điện hao tổn đáng kể. Get rid of your old fridge: Whether or not your new fridge carries the Energy Star logo, it probably uses a lot less electricity than the refrigerator it's replacing. Don't cut your savings short by putting the old fridge in the basement or in a garage where it will continue to guzzle electricity.

Energy star

3. Bỏ tủ lạnh cũ

Nếu mua tủ lạnh mới, thì tủ lạnh cũ bạn nên cân nhắc bỏ hẳn khi nó không có biểu tượng Energy Star, đừng chọn cách tiết kiệm là để tủ lạnh cũ trong tầng hầm hay nhà để xe, nơi nó tiếp tục làm hao tổn điện năng của bạn.

4. Để ý đến chiều sâu tủ lạnh.

Khi tủ lạnh ngang bằng với đồ xung quanh như bàn, tủ bếp nó sẽ cho một cái nhìn hợp lý hơn về không gian bếp.

5. Sử dụng tủ lạnh mới của bạn đúng cách.

Mỗi ngăn tủ trong tủ lạnh đều có mục đích của nó. Các khay chia (Crisper drawers) dùng tốt để bảo quản rau và thịt. Lưu ý các món bơ, sữa ... dễ bị hỏng nếu để ở các vị trí nóng, và nóng nhất trong tủ lạnh là gần cửa mở tủ.

Thứ Năm, 22 tháng 11, 2012

Hướng dẫn cách chọn mua tủ lạnh


Với tình hình kinh tế bình quân của người dân việt nam thì việc trang bị cho gia đình mình 1 tủ lạnh để bảo quản thức ăn là chuyện hoàn toàn bình thường. Điện lạnh Số Đỏ sẽ hướng dẫn các bạn cách để chọn mua tủ lạnh phụ hợp với tình hình tài chính gia đình và tiết kiệm điện năng.

Với hộ gia đình ít người thông thường có 2 loại tủ lạnh :
1. Tủ lạnh không bám tuyết, gọi là tủ lạnh quạt gió - mở tủ nhìn bên trong, phía sau có khe gió thổi ra. Loại này khi sử dụng không bám tuyết bên trong tủ, thân tủ tiện dụng khi sử dụng dễ dàng vệ sinh, rau quả để trong tủ tươi lâu hơn do độ ẩm trong tủ được phân phối đều hơn. Nhược điểm của loại tủ này là gây tốn điện hơn và có tiếng ồn của quạt gió.
2. Tủ lạnh trực tiếp (loại bám tuyết), loại này bị bám tuyết thành tủ và đá bám dầy ở ngăn đá. Ưu điểm của loại này là tiết kiệm điện và không có tiếng ồn của quạt; giá thành rẻ. Nhưng tủ này có nhược điểm là tuyết bám nhiều ở ngăn đá khó vệ sinh và nhiệt độ trong tủ không đồng đều.
Thường khi mua sắm ở cửa chúng ta rất khó phân biệt được loại tủ nào là tủ tốt vì thường người bán không cho chạy thử, vì tủ đã cắm là phải chạy liên tục nếu không sẽ có hơi ẩm bên trong gây mốc tủ. Vì vậy khi mua nên chọn những hãng có uy tín và có địa chỉ trung tâm bảo hành rõ ràng để khi có vấn đề còn tiện liên lạc.
Khi lựa chọn tủ cần quan tâm đến dung tích sử dụng, đối với hộ gia đình nên chọn loại tủ có ngăn đựng rau quả lớn vì nhu cầu bảo quản thức ăn là nhu cầu thiết yếu. Còn ngăn đá không cần dung tích lớn vì nhu cầu đá sử dụng không nhiều.
Hiện nay có nhiều loại tủ mới với nhiều tính năng. Các tính năng ưu việt của những dòng tủ mới sản xuất 2009 và 2010 như Bộ Vitamin Kit: Phát tán Vitamin C trong toàn bộ ngăn đựng rau quả đồng thời duy trì độ ẩm thích hợp để rau quả đựng bên trong tươi lâu hơn gấp 1,7 lần so với tủ không có bộ vitamin.
Bộ khử mùi diệt khuẩn với ion âm và tinh chất trà xanh: Các ion âm được phát tán trong không khí giúp không khí trong lành, giữ thực phẩm tươi lâu hơn gấp 2.5 lần so với thông thường. Ngoài ra tinh chất trà xanh có tính năng khử mùi hiệu quả.
Tủ lạnh cũng là một trong những thiết bị điện ngốn nhiều tiền điện của gia đình. Dưới đây là một số lời khuyên để sử dụng sản phẩm này hiệu quả và tiết kiệm nhất trong thời buổi vật giá thế này.
- Chọn mua tủ lạnh có dung tích phù hợp với nhu cầu sử dụng.
- Lắp đặt tủ nơi thoáng mát, cách tường ít nhất 10cm ; tránh ánh nắng trực tiếp, tránh để gần các nguồn nhiệt.
- Khi sử dụng:
Nhiệt độ trong tủ nên để mức 3 đến 6oC, chế độ lạnh -15 đến -18 oC. Nên lấy đồ cùng lúc, tránh mở cửa tủ nhiều lần. Không nên cho thức ăn nóng vào tủ. Nên để đồ ăn vào khay, hộp, cho thực phẩm vào túi nilon kín và không nên chất quá đầy.
- Bảo dưỡng:
Nếu việc sử dụng tủ lạnh không thường xuyên, nên mở tủ ít nhất 4-6 giờ/tuần. Vệ sinh tủ sạch sẽ, lau sạch bụi bám trên giàn nóng và mặt ngoài vỏ.
Ngoài ra nếu được cắm điện để kiểm tra tủ lạnh thì bạn có thể tham khảo thêm cách kiểm tra bên dưới :
- Trước hết, xem mặt ngoài tủ lạnh có bằng phẳng, ngay ngắn không, sơn phun có bị tróc rụng, có chỗ nào bị nứt hay sứt không.
- Sau khi xem xét bên ngoài, bạn bật đèn pin, lần lượt chiếu vào các tầng của bộ phận làm hơi và buồng giữ lạnh. Khép cửa tủ lạnh lại, kiểm tra xem có chỗ nào bị rò ánh sáng không, không có kẽ rò mới đạt yêu cầu.
- Đặt nhiệt kế vào bộ phận làm hơi, ghi lại nhiệt độ đo được lúc đó, đóng cửa tủ lạnh, cắm điện cho chạy thử. Chú ý nghe tiếng kêu phát ra từ bộ phận nén xem mức độ âm thanh, rồi sờ vào bộ phận nén và ngưng lạnh để xem mức độ nhiệt ở đó tăng lên như thế nào. Nếu đó là máy tốt thì tiếng kêu phải nhỏ và nhiệt độ chỉ tăng chậm.
- Bật cho máy chạy, sau 5 phút thì mở tủ lạnh ra, quan sát đèn chiếu sáng trong tủ có sáng hay không, nhiệt độ giảm xuống như thế nào, nếu máy tốt thì mức độ giảm nhiệt sẽ lớn.
Lưu ý: Trước khi mở máy, bạn cần điều chỉnh bộ phận khống chế nhiệt trong tủ. Vào mùa hè, nên cho nhiệt độ thấp một chút.
Việc làm theo những lời hướng dẫn trên đây, chắc chắn bạn sẽ chọn được một chiếc tủ lạnh tốt và ưng ý cho gia đình.

Cách sử dụng tủ lạnh bền và tiết kiệm điện

Để chiếc tủ lạnh nhà bạn hoạt động êm ái, bền bỉ và nhất là hiệu quả tích kiệm điện năng cao thì bạn nên tuân thủ những cách sau:

Tủ lạnh cần để chỗ thông gió, thoáng mát. Điều chỉnh nhiệt độ tốt nhất ở 7-8 độ C sẽ tốn ít điện hơn. Với tủ lạnh mới mua về, có thể chuẩn bị một nhiệt kế, đặt vào một ngăn trong khoang giữ lạnh. Sau khi đã đặt đồ ăn vào rồi mới bắt đầu điều chỉnh độ lạnh, nên điều chỉnh 2-3 lần để tiến dần tới nhiệt độ tốt nhất (thường là 7-8oC.
Đây là nhiệt độ thích hợp nhất. Nếu cứ giữ mãi ở khoảng trên dưới 5oC, so sánh với để ở 8oC thì vào mùa nóng điện phải hao hơn 1kW. Nếu là tủ lạnh có 2 cửa nhiệt độ buồng đông lạnh ở mức -180C là đủ để nước đóng băng. Nếu dùng -18oC thay cho –22oC thì mỗi tháng bạn tiết kiệm được trên dưới 25% điện năng
Thông thường nhiệt độ giữ lạnh cho cá tươi, thịt tươi tốt nhất là trên dưới –1oC, với sữa bò và trứng gà, trứng vịt là 3oC, Với hoa quả và rau xanh là 5oC.
Khi thực phẩm cần giữ chỉ chiếm một diện tích nhỏ buồng giữ lạnh, bạn có thể đem những miếng nhựa xốp chứa đầy vào buồng giữ lạnh, từ 1-2 ngăn. Tính dẫn nhiệt của nhựa xốp rất kém, hầu như không hút khí lạnh bên trong tủ. Làm theo cách trên, dung tích ban đầu của tủ lạnh bị thu nhỏ lại, làm cho thời gian làm việc của bộ phận chế lạnh được trút ngắn, tất nhiên là điện sẽ được tiết kiệm.
Mỗi khi mở cửa tủ để lấy thực phẩm ra dùng, không khí lạnh bên trong tủ sẽ đối lưu rất nhanh với không khí nóng ở bên ngoài tủ, làm cho nhiệt độ bên trong tủ cao lên, làm tăng thời gian hoạt động của bộ phận nén, do đó làm hao điện và làm các chi tiết bị mài mòn hơn.
Bạn có thể dùng một mảnh ny lon trong, to hơn cửa của khoang giữ lạnh một chút làm rèm che để ngăn cản sự đối lưu giữa hai luồng không khí trong và ngoài. Làm thế vừa tiết kiệm vừa là bảo vệ máy.
Khi đồ ăn được mua về với số lượng lớn, bạn hãy chọn một ít cho vào buồng lạnh. Khi lấy thực phẩm ở buồng giữ lạnh ra dùng, bạn hãy mang đồ ăn đã kết đông từ buồng đông lạnh chuyển xuống buồng giữ lạnh. Nếu đồ ăn này vẫn chưa dùng đến lại cho trở lại buồng đông lạnh. Cứ làm như thế nhiều lần, buồng giữ lạnh không cần nhờ vào sự hoạt động của thiết bị chế lạnh cũng giảm được nhiệt độ.
Tủ lạnh cần phải để vào chỗ thông gió, thoáng mát. Bởi vì, nhiệt độ không gian càng cao, nhiệt lượng truyền vào tủ càng nhiều, càng tản nhiệt chậm, điện càng hao nhiều hơn. Cố gắng hạn chế số lần mở cửa tủ lạnh. Mở càng nhiều, lượng điện tổn hao sẽ càng nhiều hơn.
Không được chất quá đầy vào tủ. Giữa các đồ ăn cần phải chừa ra một khoảng cách để khí lạnh có thể đối lưu, lượng điện tổn hao sẽ giảm xuống.
Nước nóng, rau nóng, cơm nóng phải để nguội hẳn mới cho vào tủ lạnh. Nếu cho vào khi còn nóng sẽ làm nhiệt độ trong tủ tăng lên quá nhanh, làm điện hao nhiều hơn.
Nên dùng đồ đựng bằng kim loại thay cho đồ nhựa. Hiện nay trên thị trường bán rất nhiều những hộp đựng bằng nhựa chuyên dụng cho tủ lạnh. Loại hộp này có ưu điềm là nhẹ sạch sẽ và giá lại rẻ do tính năng dẫn lạnh của nó rất kém nên thời gian làm lạnh sẽ dài ra. Nếu dùng đồ đựng bằng nhôm hay thép không rỉ thì thời gian làm lạnh sẽ được rút ngắn, điện được tiết kiệm hơn.
ST Cần Thơ IT

Chọn mua tủ lạnh như thế nào?

Ngày nay, tủ lạnh là thiết bị không thể thiếu trong mỗi gia đình. Có rất nhiều loại tủ lạnh của các hãng nỗi tiếng trên thị trường, nhiều chủng loại, kiểu dáng, dung tích, vì thế người sử dụng thường khó lựa chọn loại nào cho phù hợp với nhu cầu của mình và chất lượng tốt. Chúng tôi sẽ đưa ra một số thông tin về cách lựa chọn tủ lạnh để quý khách hàng tham khảo .
1. Chọn kiểu tủ lạnh
Trên thị trường có 2 loại: tủ lạnh nén cơ điện và tủ lạnh hấp thu; thông thường dùng loại nén cơ điện tốt hơn vì tiêu thụ điện năng ít, nhiệt độ làm lạnh cao, tính năng làm lạnh tốt, tuổi thọ dài. Tủ lạnh hấp thu có thể dùng thanh điện nhiệt, làm lạnh bằng cách cấp nhiệt thể dùng hơi than và ga thiên nhiên để làm lạnh. Tủ lanh này sử dụng ở những nơi không có điện hoặc thiếu điện và hơi đốt lại dồi dào giá rẻ.
2. Chọn dung tích
Căn cứ vào mức sống hiện nay trong các gia đình, thông thường mỗi người cần khoảng 20 đến 25 lít dung tích, cộng thêm 25 lít phụ trợ. Thí dụ, một gia đình có 4 nhân khẩu thì mua tủ lạnh có dung tích 4 x 25 + 25 = 100 + 25 = 125 lít, tức là mua tủ lạnh có dung tích khoảng từ 125 lít đến 150 lít là vừa. Ngoài ra, còn phải suy tính đến khí hậu từng vùng, ở miền Nam nên mua tủ lạnh lớn hơn một chút, ở miền Bắc mua loại tủ lạnh nhỏ hơn.
3. Kiểm tra bề ngoài
Bề mặt tủ bằng phẳng bóng nhẵn, lớp sơn đều đặn và chắc bền. Lớp vỏ bên trong tủ thường dùng các vật liệu nhựa, Pôliêtilen cũng phải bóng nhẵn chắc chắn không có vết nứt. Các giá đỡ phải hoàn hảo không biến dạng.
4. Độ kín trong tủ
Nếu tủ lạnh không kín sẽ gây hậu quả không tốt, không khí lạnh thoát ra ngoài, làm cho tủ lạnh mất nhiệt, hiệu quả làm lạnh thấp. Khi gặp khí ẩm của mùa ẩm ướt sẽ đông lại thành các hạt sương. Phương pháp kiểm tra độ kín của tủ lạnh có thể quan sát bằng mắt, nếu mắt thường cũng phát hiện ra thì chỗ hở tới mức nghiêm trọng. Nếu mắt thường không thấy, lấy một tờ giấy tương đối dai để ở các góc khác nhau, đóng cửa tủ lại và kéo giấy ra xem giấy có bị kẹp chặt không. Nếu kẹp càng chặt tức là cửa đóng càng kín. Ngoài việc kiểm tra độ kín, còn kiểm tra trục quay của cánh cửa có tốt hay không, khi mở cửa lực kéo từ 1 đến 7kg là vừa phải.
5. Chọn mức độ làm lạnh
Tủ lạnh thuộc thứ hạng cao hay thấp, thường lấy tiêu chuẩn làm lạnh của ngăn đông lạnh đạt đến mức độ nào, được đánh giá và ký hiệu bởi hình *, số lượng càng nhiều thì mức độ lạnh càng cao.
Thông thường, tủ lạnh gia đình dùng loại tủ 2 sao đến 3 sao là vừa phải. Thực tiễn cho thấy, không phải tủ càng lạnh thì bảo quản thực phẩm càng tốt mà cần đặt ở độ lạnh thích hợp, hơn nữa cấp sao càng nhiều thì giá tủ lạnh càng đắt và lượng tiêu thụ điện càng lớn.
6. Chọn hệ thống xả tuyết
Trong tủ lạnh thường có hơi nước tồn đọng trong không khí và tỏa ra từ thực phẩm để trong tủ. Hơi nước đó gặp lạnh đọng thành lớp sương tuyết trong tủ lạnh, đó là hiện tượng bình thường. Tủ càng lạnh thì độ ẩm càng cao, lớp tuyết đọng càng dày.
Lớp tuyết dày dẫn nhiệt kém, khiến cho hệ thống làm lạnh không thể hút nhiệt của thực phẩm và không khí trong tủ lạnh, do đó hiệu suất làm lạnh của tủ sẽ kém đi, tiêu thụ điện sẽ tăng lên. Do đó khi lớp tuyết dày từ 4-6mm là phải xả tuyết. Có thể sử dụng các cách xả tuyết sau:
Xả tuyết thủ công
Xả tuyết bán thủ công
Tự động xả tuyết
7. Kiểm tra tính năng bộ nén và bộ làm lạnh
Đầu tiên, để cho tủ lạnh đứng thật thăng bằng. Cắm điện cho tủ hoạt động, nếu tủ lạnh chạy êm tạp âm thấp hơn 45 đề xi ben là tốt. Đồng thời dùng tay sờ lên phía nóc tủ chỉ thấy có độ rung nhè nhẹ. Còn nếu ta dùng mắt mà thấy tu lạnh rung tức là chất lượng tủ lạnh quá kém.
Kiểm tra tính năng làm lạnh: Trong phòng nhiệt độ 300C, cho tủ lạnh trong trạng thái không chứa đồ, đóng cửa tủ, cho tủ hoạt động 30 phút rồi mở cửa tủ, dùng tay sờ vào bề mặt bộ bốc hơi có cảm giác tay bị đông lạnh, dính và ở trên, bộ đông lạnh phải có một lớp tuyết mỏng.
8. Tiêu thụ điện
Tủ lạnh là đồ dùng tiêu tốn tương đối nhiều điện trong gia đình, do đó vấn đề tiêu thụ điện của nó cần được quan tâm khi mua và khi dùng tủ lạnh cần chú ý mấy điểm sau:
Kiểu tủ lạnh nén bằng điện cơ tốn ít điện nhất.
Làm lạnh trực tiếp (đóng tuyết) tốn ít điện hơn nhiều so với làm lạnh gián tiếp (không đóng tuyết).
Cùng một kiểu, cùng quy cách thì loại tủ lạnh có bộ nén công suất nhỏ sẽ tốn ít điện hơn.
Cửa tủ càng kín càng ít tốn điện.
chọn mua tủ lạnh

Thắc mắc thường gặp khi sử dụng tủ lạnh

Ngày nay, tủ lạnh là thiết bị không thể thiếu trong tất cả các gia đình. Tủ lạnh giúp bảo quản thực phẩm luôn luôn tươi, đảm bảo vệ sinh và chất dinh dưỡng của thực phẩm. Để sử dụng được tủ lạnh đúng cách và hiệu quả chúng tôi sẽ giải đáp một số thắc mắc thường gặp khi sử dụng tủ lạnh để có cách sử dụng đúng và hiệu quả khai thác hết công dụng của tủ lạnh.

Thắc mắc về cách sử dụng tủ lạnh liên hệ ĐIỆN LẠNH GIA ĐỊNH: 08.66801429

Tại sao ngăn rau quả bị đọng sương nhiều?
Điều này do thời tiết bên ngoài ẩm và nóng. Hãy chắc chắn rau quả được bao bọc đúng cách. Một nguyên nhân khác có thể, là do chủng loại và số lượng rau quả. Tuy nhiên, với thiết kế mới nhất, ngăn rau quả phải giữ được điều kiện ẩm và mát để bảo quản lâu dài, vì thế hiện tượng đọng sương trong ngăn là không thể tránh khỏi vào mùa thời tiết ẩm.
Tủ lạnh có thể cất giữ được bao nhiêu thức ăn?
Chúng tôi không hạn chế khối lượng thức ăn, tuy nhiên không được để thức ăn che chắn các khe thông gió trong tủ. Không cất trữ đầy tủ sẽ giúp tăng hiệu quả làm mát do không khí lạnh phân phối tốt. Nếu tủ lạnh đầy thức ăn, hiệu quả làm mát sẽ kém đi do không khí lạnh không thể phân bổ đều khắp trong tủ.
Tại sao vách ngoài tủ lạnh đôi khi nóng lên rõ rệt?
Vách ngoài tủ lạnh đôi khi ấm lên, đặc biệt là ngay sau khi hoạt động lần đầu tiên. Đây không phải là lỗi hỏng, nguyên nhân từ đường ống dẫn gas nóng chạy xung quanh tủ để sưởi, tránh hiện tượng "đổ mồ hôi" ở mặt ngoài tủ lạnh.
Tại sao tủ lạnh có tiếng ồn?
Điều này có thể là bình thường vì có nhiều loại tiếng ồn được coi là "bình thường". Các tủ lạnh đều có nhiều loại tiếng ồn khác nhau. Do máy nén chạy tốc độ cao, do dung tích tủ lạnh và nhiều yếu tố khác. Một trong những tiếng ồn rõ rệt là tiếng quạt hoạt động, đặc biệt trong các tủ lạnh dung tích lớn. Một loại tiếng ồn khác là khi xả tuyết, băng/đá trên giàn lạnh tan gây ra tiếng nứt vỡ có thể nghe thấy rõ rệt. Tiếng xèo xèo đôi khi nghe thấy là do nước nhỏ giọt trên điện trở phát nhiệt lúc xả tuyết.
Ngăn đông có thể bị ấm lên trong gian đoạn xả tuyết phải không?
Phải. Nhiệt độ ngăn đông trong thời gian xả tuyết sẽ tăng lên. Điều này là bình thường và không ảnh hưởng gì đến chất lượng thực phẩm trong ngăn đông.
Tại sao có sương đọng ở cạnh bên đệm cửa tủ lạnh?
Cửa tủ lạnh đóng không kín. Hãy kiểm tra có thức ăn hay chai hộp nào chặn vướng khiến cửa không đóng kín.
Tủ lạnh có sáng đèn nhưng không lạnh.
Nghĩa là có cung cấp điện cho tủ lạnh. Tuy nhiên cần kiểm tra lại những phần sau: quạt, công tắc cửa, bộ chỉnh nhiệt độ, đồng hồ xả tuyết, máy nén, và cuối cùng có thể là tủ bị rò rỉ gas.
Tại sao ngăn đông và ngăn lạnh lại ấm lên?
Có thể là đồng hồ xả tuyết bị hỏng. Hoặc bộ khởi động máy nén bị hỏng. Hoặc bộ chỉnh nhiệt độ bị hỏng.
Sử dụng tủ lạnh đúng cách:
Chừa khoảng trống cần thiết chung quanh tủ.
Nên chừa khoảng cách tối thiểu 5cm ở hai bên vách tủ và tối thiểu 30cm bên trên tủ. Điều này vừa giúp tản nhiệt hiệu quả và tiết kiệm điện năng.
Không phủ trùm tủ bằng khăn vải, tấm trải nhựa… vì tủ sẽ không tản nhiệt tốt, kết quả là tủ kém lạnh và máy nén bị quá nhiệt.
Tránh xa nguồn nhiệt.
Đặt tủ lạnh ở nơi không có ánh nắng trực tiếp, và cách xa các nguồn nhiệt như máy sưởi, khu vực đun nấu.
Lắp đặt điện đúng cách.
Cần chắc chắn nối dây tiếp đất cho tủ lạnh. Tránh dùng đầu cắm điện 2 cực vì không có dây tiếp đất an toàn.
Đặt tủ lạnh gần ổ cắm điện để không cần dùng dây nối.
Sử dụng tủ lạnh đúng với điện áp ghi trên nhãn ở vách sau tủ hoặc hoặc sau cửa ngăn lạnh.
Cảnh báo an toàn.
Không được phun tạt nước lên tủ, vì có thể gây rò rỉ điện hoặc hư hỏng các linh kiện bên trong.
Không sử dụng các chất dễ cháy như xăng thơm, vẹc ni bóng…gần tủ lạnh vì có thể gây cháy nổ.
Không cất trữ vật liệu nổ hoặc hóa chất trong tủ hoặc gần tủ, vì có thể gây nổ.
Khi phế thải tủ lạnh, phải tháo bỏ cửa tủ để tránh trẻ em bị nhốt bên trong

Sử dụng tủ lạnh đúng cách để đỡ tốn điện

Muốn sử dụng tủ lạnh tốt, hiệu quả, và tiết kiệm điện, trước hết, bạn nên chọn mua những tủ lạnh có gắn tem chứng nhận sản phẩm tiết kiệm năng lượng, không nên mua và dùng những tủ đã cũ, đã sửa lại vì những loại tủ này sẽ tiêu tốn khá nhiều điện.
Sử dụng tủ lạnh tiết kiệm
Chỉ nên chọn những loại tủ lạnh có kích thước phù hợp nhu cầu (đối với gia đình 4 người nên chọn loại 120 đến 180 lít), loại tủ có nhiều cửa như ngăn đông, ngăn mát, ngăn rau, có cửa đển lấy nước uống, và đá viên.
Tủ lạnh phải được đặt ở nơi thông thoáng, vách tủ phải cách tường ít nhất 10cm, tránh xa các nguồn sinh nhiệt, tránh ánh nắng mặt trời rọi trực tiếp, tránh môi trường quá ẩm.
Để giảm tiêu hao điện năng không nên mở nhiều lần khi tủ đang hoạt động và không mở lâu quá mức cần thiết. Cài đặt nhiệt độ các ngăn vừa phải phù hớp với tính chất thực phẩm, tránh đặt ở mức lạnh nhất. Tránh để thức ăn còn nóng vào trong tủ.
Không chứa nhiều thực phẩm quá mức quy định. Không đặt thực phẩm che lấp cửa cấp và cửa hồi gió. Mỗi tháng bạn nên làm vệ sinh cho tủ bằng cách: ngắt điện tủ lạnh, đưa các thực phẩm, khay, giá đỡ ra khỏi tủ. Dùng nước xà phòng loãng để cọ rửa các chất bẩn sau đó dùng nước ấm tráng lại và lau khô bằng khăn bông sạch. Bằng cách tương tự bạn cũng vệ sinh cho các khay và giá đỡ. Mở cửa tủ trong suốt thời gian làm vệ sinh.
Nên làm sạch đồ ăn trước khi cho vào tủ. Thực phẩm cho vào tủ cần phải bọc trong túi ni lông hoặc đựng trong hộp có nắp đậy kín rồi mới cho vào tủ. Tránh mùi thức ăn bay ra tủ tạo mùi hôi khó chịu. Nếu không may tủ có mùi hôi có thể dùng vở quýt tươi đem rửa sạch lau khô đặt vào nhiều nơi trong tủ. Sau 3 ngày mở tủ lạnh ra mùi hôi sẽ hết. Hoặc dùng chè khô đựng vào túi vải xô cho vào trong tủ cũng sẽ khử được mùi.
ThS. Hoàng Kim Tước (TT Tiết kiệm năng lượng TP.HCM) (ĐV)

Lưu ý khi sử dụng tủ lạnh đúng cách


Tủ lạnh là một phương tiện bảo quản thực phẩm tốt. Nhờ có tủ lạnh chúng ta bảo quản được thức ăn lâu hơn. Nhưng có điều người ta lại quá tin vào tủ lạnh, cho rằng cứ để thức ăn vào tủ lạnh là an tâm, vi khuẩn sẽ không thể sống được, lúc nào cần chỉ việc lấy ra ăn.
Những tủ lạnh hiện nay thường gồm hai ngăn, ngăn đông có nhiệt độ âm và ngăn lạnh có nhiệt độ dương. Ngăn đông thường được dùng để làm nước đá và bảo quản những thực phẩm kết đông.

Theo lời khuyên của các chuyên gia, chúng ta chỉ nên dùng ngăn này để bảo quản các thực phẩm đã kết đông sẵn mua ở siêu thị về, không nên kết đông thịt tươi ở đây vì các tinh thể nước đá lớn hình thành sẽ phá rách màng tế bào làm giảm chất lượng dinh dưỡng của thực phẩm. Những thực phẩm thông thường nên bảo quản ở ngăn lạnh.
Lưu ý với từng loại thức ăn trong tủ lạnh 1
Thức ăn chín chỉ bảo quản 1-2 ngày, thức ăn sống chỉ trong vòng 1 tuần lễ không nên để quá lâu. Nên nhớ rằng trong những thức ăn này vẫn có nhiều vi khuẩn gây bệnh, nhất là trong thực phẩm sống. Cũng vì vậy, chúng ta tuyệt đối không để lẫn thức ăn đã nấu chín với thức ăn chưa nấu.
Trước khi cho vào tủ lạnh bảo quản ta phải bọc thực phẩm lại bằng nilông kín để tránh lây nhiễm lẫn nhau, đồng thời cũng hạn chế được mùi trong tủ lạnh. Để phòng tránh bệnh tật, trong gia đình hoặc những bếp ăn tập thể, dù có tủ lạnh vẫn phải chú ý giữ gìn vệ sinh thực phẩm thật tốt.
Cụ thể:
  • Nước dùng làm kem, làm đá phải là nước đã đun sôi.
  • Thức ăn chín muốn để dành phải đưa ngay vào tủ lạnh chậm chất là 4 giờ sau khi xào nấu xong. Khi cần lấy ra khỏi tủ lạnh phải ăn ngay không để lâu quá 4 giờ ở nhiệt độ trong nhà.
  • Những thức ăn sống như thịt, cá… muốn để dành phải cất vào tủ lạnh ngay sau khi giết thịt súc vật, không được để chậm quá 4 giờ. Khi lấy ra khỏi tủ lạnh phải chế biến ngay.
  • Đối với những thực phẩm sống hoặc chín không biết chắc chắn chế biến từ bao giờ, rất có thể đã bị nhiễm khuẩn hoặc nhiễm độc tố của vi khuẩn, cần phải chế biến ngay hoặc đun nấu lại cẩn thận trước khi cho vào tủ lạnh.
Lưu ý với từng loại thức ăn trong tủ lạnh 2
Cần nhớ tủ lạnh là một phương tiện bảo quản thức ăn chứ không có tác dụng diệt khuẩn. Vì vậy những thức ăn đưa vào tủ lạnh phải là những thức ăn tươi, sạch, không bị nhiễm khuẩn hoặc độc tố của vi khuẩn mới đảm bảo an toàn được.
Thông thường khi mua rau quả, thức ăn về mọi người đều có thói quen cất ngay vào trong tủ lạnh, với suy nghĩ giúp cho thực phẩm được bảo quản tốt, tránh mất vitamin.
Nhưng thực ra có một số thực phẩm khi cho vào tủ lạnh, chúng trở nên lão hóa nhanh hơn.
Một số loại rau quả như bắp cải, rau chân vịt, rau cần, cà rốt, đào, nho, táo... thích hợp bảo quản ở 0 độ C. Nhưng khi mua về tốt nhất không nên cho ngay vào tủ lạnh, vì khi ở nhiệt độ thấp chúng sẽ ức chế hoạt động lên men, từ đó ức chế chất độc tồn dư, khiến chúng không phân giải được. Vì vậy, nên để ở nhiệt độ thường một ngày sau mới cho vào tủ lạnh.
Các loại quả có chứa lượng nước nhiều hoặc hoa quả nhiệt đới không nên cất lâu trong tủ lạnh như cà chua, dưa vàng, ớt đỏ, quả vải... tốt nhất là để nơi mát trong nhà, không nên để lâu. Do hàm lượng nước tương đối nhiều, những hoa quả này để lạnh trong thời gian dài sẽ xuất hiện hiện tượng có chấm đen, mềm nát, thay đổi mùi vị.
Chuối tiêu, chanh, bí ngô thích hợp bảo quản ở nhiệt độ 13-15 độ C, nhiệt độ thấp hơn dễ dẫn đến biến màu, thối nát.
Chân giò hun khói cũng không nên để lạnh, vì khiến cho lượng mỡ trong đó đông lại, dẫn đến thịt kết cứng hoặc rời ra.
Sôcôla sau khi để lạnh bề mặt chúng thường dễ kết thành sương trắng, từ đó mất đi vị ngon ban đầu.
Bánh mỳ hoặc các loại bánh làm bằng bột mỳ cũng không nên bảo quản trong tủ lạnh, nếu không dẫn đến bột kết lại khiến bánh trở nên cứng, mất ngon.

Bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh sau Tết

Ngày Tết, tâm lý người dân thường mua nhiều loại thực phẩm và mua với lượng lớn. Sau Tết,  số lượng thực phẩm chắc chắn vẫn còn nhiều. Vậy, bảo quản thế nào để thực phẩm vẫn giữ được độ tươi, tránh thiu thối, hư hỏng?
* Đối với thực phẩm để đông lạnh
Theo bác sĩ Nguyễn Đình Bình, Chi cục trưởng Chi cục An toàn - vệ sinh thực phẩm tỉnh, ngày Tết trong tủ lạnh thường chứa cả thực phẩm sống lẫn thực phẩm chín. Vì thế việc phân loại thực phẩm là rất cần thiết.
Lựa chọn thực phẩm trong siêu thị.
Lựa chọn thực phẩm trong siêu thị.
Đối với những thực phẩm để đông lạnh như các loại thịt, nên chia thực phẩm này thành những phần nhỏ vừa đủ ăn một lần, một bữa. Không nên để đóng đông nguyên phần thịt lớn để tránh làm rã đông cả tảng lớn mới có thể lấy ra một phần nhỏ.
Đối với thực phẩm đã lấy ra khỏi ngăn đông thì phải dùng hết, không nên rã đông rồi lại cho vào đông lại. Đây là nguyên nhân hàng đầu gây nhiễm độc thực phẩm. Ưu tiên dùng trước thực phẩm đã mua trước bằng cách xếp những thực phẩm mới vào bên trong, những thực phẩm mua xếp bên ngoài để dùng trước.
* Đối với thực phẩm tổng hợp
Mỗi loại thực phẩm - dù để trong tủ lạnh nhưng vẫn cần được bảo quản trong hộp riêng đậy kín để bảo đảm chất lượng thực phẩm, tránh nhiễm mùi của thực phẩm khác hoặc từ thực phẩm khác đối với thực phẩm đó. Một số thực phẩm như tôm, cá, mực khô... nên bọc kín bằng giấy bạc.
Ở những ngăn chứa thực phẩm tổng hợp, cũng nên phân loại: Ngăn trên để các loại thức ăn nhẹ như phô mai, trứng, sữa, bánh ngọt; ngăn kế tiếp để các loại thức ăn đã chế biến như thịt kho, giò chả…Tất cả thực phẩm để trong tủ lạnh cần được cho vào các hộp nhựa đậy kín hoặc bao kín bằng màng bao thực phẩm để tránh nhiễm chéo vi khuẩn từ các thức ăn khác.
* Thực phẩm rau củ và trái cây
Rau tươi phải được ngắt bỏ lá úa, phần dập nát, hư hỏng, cắt gốc và cho vào bao nhựa xốp, cột chặt miệng. Trái cây cũng thế, nên được gói vào giấy báo trước khi cho vào bao xốp để giữ tươi lâu, hạn chế chín rục hàng loạt.
* Vệ sinh tủ lạnh
Đối với thức ăn thừa, nên được nấu lại, để nguội  mới cho vào tủ lạnh. Ngoài ra, để thực phẩm “sạch” hơn trong tủ lạnh, môi trường trong tủ lạnh cần phải bảo đảm sạch sẽ bằng việc làm vệ sinh tủ thường xuyên. Sau khi lau sạch, để khô, có thể dùng giấm, bã trà để khử mùi rồi mới xếp thực phẩm vào. Chỉ mở tủ lạnh khi cần thiết và khi mở cần đóng nhanh để tránh hao tổn điện và tránh các vi khuẩn từ bên ngoài xâm nhập vào thực phẩm chứa bên trong.
Uyên Uyên

Cách sử dụng và bảo quản tủ lạnh

Sử dụng tủ lạnh đúng cách không chỉ giúp bảo quản tốt đồ ăn thức uống mà còn làm tăng tuổi thọ của máy và tiết kiệm được điện năng tiêu thụ. Sau đây là các lưu ý khi sử dụng tủ lạnh:

Bảo quản thực phẩm an toàn trong tủ lạnh:
Căn cứ vào các chỉ dẫn ghi bên ngoài Tủ Lạnh ta nên để thực phẩm vào đúng vị trí của nó, để thực phẩm ở nhiệt độ cần thiết.
Ký hiệu chỉ độ lạnh:
* = -60C
**= -120C
***=-180C
  • Nên làm sạch các loại đồ ăn thức uống trước khi cho vào tủ.  
  • Các loại thịt cá và thức ăn chín cần bảo quản lâu ngày phải để vào ngăn kết đông(đông lạnh) nơi có nhiệt độ thấp hơn (-60C...-120C-180C).
  • Phần lớn các loại rau quả cà chua ...rau khoai ..chanh,chuối ..đu đủ cằn bảo quản dưỡi 6-100C. Phải bảo quản trong túi Ny lông chống bay hơi bề mặt ,bị khô héo ,làm giảm mùi vị cũng như chất lượng của nó.
  • Ngăn dưới của tủ lạnh thường dùng để bảo quản cả loại rau hoa quả và thức ăn chín trong thời gian ngắn hơn. Nhiệt độ ở trong các ngăn này chỉ cho phép bảo quản thức ăn từ 1-2 ngày đặc biệt là thịt cá cùng nhữg thực phẩm chế biến từ thịt cá. Vì ở nhiệt độ >00C các thức ăn dễ bị phân hủy hoặc lên men.
  • Các loại thực phẩm có mùi đặc trưng như pho mát... bơ... sữa... thịt, cá... cần được sử dụng trong túi ny lông hoặc hộp có nắp đậy kín rồi mới cho vào tủ.
  • Các loại thức ăn mặn, canh, thịt kho cần phải sử dụng trong các hộp có nắp đậy kín mới cho vào tủ lạnh. Vì với các loại thức ăn này nếu không có nắp đậy .khi mất điện tuyết trong tủ sẽ rơi vào đồng thời nhiệt độ sẽ tăng dần lên kín thức ăn sẽ bị thiu. Với thức ăn mặn hơi mặn sẽ bay lên gây hiên tượng ăn mòn tủ lạnh.
Làm đá trong Tủ lạnh:
  • Quá trình kết đông sẽ xẩy ra chủ yếu bằng dẫn lạnh qua đường đáy, khay sau đó  lan toả đến bề mặt xung quanh khay và kéo theo làm khuôn phần giữa nước khay sẽ đông sau cùng
  • Chiều cao nước trong khay đá <10cm. Dùng nước sôi để nguội. Nếu thời tiết nóng nên làm mát bình máy bằng giàn ngưng (giàn nóng) bằng quạt gió. Mặt dưới khay đá phải bằng phẳng tiếp xúc tốt. Chiều cao khay đá phải xấp xỉ 7-8cm
  • Để tránh bị lấy đá khó nên lót dưới lớp nhựa (sàn) một miếng nhựa mỏng - đặt khay lên. Khi cho nước vào cần lau khô đáy của khay và sàn
Bảo quản tủ lạnh:
  • Sau hai tuần ,bạn cần phải cho tủ lạnh nghỉ ngơi đôi chút bằng cách vặn nút điều chỉnh Thermostat về vị trí (ON) hoặc (OFF) thời gian nghỉ có thể là 15-30 phút... sau đó lại đóng mạch cho tủ chạy bình thường.
  • Sau mỗi tuần chạy liên tục bạn nên làm vệ sinh tủ theo tuần tự: Vặn nút điểu chỉnh Thermostar từ vị trí (ON) hoặc (OFF) để ngắt điện tủ lạnh hoặc rút nguồn ra. Đưa các thực phẩm ,khay ,giá đỡ ra khỏi tủ lạnh. Phá tuyết trên giàn lạnh đối với tủ làm lạnh trực tiếp (mở cửa tủ để tuyết tan). Đặt cạnh tủ một chậu nước ấm sạch ...khăn bông sạch ,một miếng xốp ( bọt biển ) để cọ ướt ,lau khô.
  • Dùng khăn sạch mềm để cọ rửa dàn lạnh các ngăn mặt trong của tủ lạnh, các tấm cửa cùng các chi tiết bằng chất dẻo khác của tu lanh . Ta cũng có thể sử dụng xà phòng loãng để cọ rửa các chất bẩn xong phải tráng lại bằng nước sạch và lau khô.
  • Khi cọ rửa tránh tình trạng để nước đọng lại ở đáy tủ, các đệm cửa, vỏ của tủ lạnh sử dụng khăn sạch tẩm nước ấm, sau đó lau khô (không dùng bazo hoặc bất kỳ chất nào khác nước...để cọ rửa). Lau bụi sạch giàn nóng lốc bằng vải mềm, không lau bằng vải quá ẩm... làm nước chảy vào hộp đấu ở lốc gây chập điện. Lau sạch gầm, chân tủ (đảm bảo khô thoáng chống han gỉ và chuột bọ). Sau khi lau sạch trong và ngoài tủ lạnh phải lau khô ở khe rãnh và mở của tủ từ 30-40 phút cho thông thoáng
  • Giảm tiêu hao điện năng của tủ lạnh: Không mở của tủ nhiều lần... và thời gian mở tủ lâu quá mức cần thiết. Không để thức ăn còn nóng vào trong tủ. Không chứa nhiều thực phẩm quá mức quy định. Không che kín các giá để thực phẩm trong tủ
  • Bí quyết kéo dài tuổi thọ của tủ lạnh: Tay bạn phải thật sạch (không dính dầu mỡ). Đặt tủ nơi khô ráo, ít bụi và thoáng gió đảm bảo thống thoáng phia sau. Đặt cách tường tối thiểu 10 cm để đảm bảo lưu không làm mát dàn. Không dùng giấy vải, phủ kín dàn ngưng dàn nóng. Các chất lỏng bảo quản trong hộp có nắp đậy kín để chống bay hơi làm tăng  nhanh lớp tuyết tan bám trên giàn lạnh. Không để trong tủ các chất axit -bazo gay ăn mòn tủ (đặc biệt các chất chay nổ tủ lạnh làm bằng nhôm dẫn đến mất ga). Khi mở của tủ không để luống gió quạt thốc thẳng vào sẽ làm tủ quá tải, tốn điện.
Xử lý những hư hỏng thường gặp ở tủ lạnh:
  • Chúng ta thường hay gặp những trường hợp hỏng hóc ở tủ lạnh. Bạn có thể tự sửa những hỏng hóc nhỏ này, không cần phải mang ra cửa hàng sửa chữa hay nhờ thợ.
  • Đáy tủ có nước: Đây là hiện tượng do thực phẩm tiết ra nhiều nước, ống dẫn nước thải khi xả tuyết bị tắc.
  • Tủ không lạnh: Hiện tượng này là do chúng ta để thực phẩm quá nhiều, vị trí núm công tắc rơ-le không thích hợp. Bạn có thể điều chỉnh lại lượng lương thực, để núm công tắc về phía độ lạnh cao hơn.
  • Quạt của tủ làm bằng phương pháp gián tiếp không quay được: Chúng ta có thể kiểm tra xem cánh quạt có bị kẹt không, dây cuốn động cơ quạt có bị đứt không và kiểm tra lại công tắc quạt.
  • Hệ thống bánh răng của bộ định giờ xả tuyết bị hỏng, tiếp xúc không tốt: Chúng ta kiểm tra lại, nếu không quay thì nên thay mới.
  • Tiếp điểm của rơ-le xả tuyết không tốt hoặc lắp không chính xác: Chúng ta kiểm tra lại, phải để mặt có nhôm áp sát vào dàn lạnh.
  • Khi khởi động hay tắt tủ nghe tiếng kêu: Hiện tượng này là do 4 vít bắt dàn lạnh bị lỏng ra. Bạn có thể làm 4 cái lót bằng cao-su, cắt nguồn điện, tháo vít ra rồi đệm miếng cao-su vào, xiết lại như cũ.
(st - Sanyo)

Bảo quản máy lạnh, tủ lạnh trong mùa nóng

Hiện nay đang vào cao điểm của mùa nắng nóng nên nhu cầu sử dụng đồ điện lạnh gia dụng tăng mạnh. Tuy nhiên, sử dụng, khắc phục các lỗi nhỏ và bảo quản máy lạnh, tủ lạnh ra sao không phải ai cũng biết. Bài viết này  giới thiệu một số biện pháp và cách bảo quản máy lạnh, tủ lạnh để chúng có tuổi thọ tốt hơn.
* Khi dùng máy lạnh
Nhiều người thường mắc phải sai lầm là dùng máy lạnh cả năm nhưng không vệ sinh hoặc bảo trì. Điều này sẽ khiến đuôi tủ nóng (unit outdoor), dẫn đến giải nhiệt kém gây hư hỏng nặng. Theo đó, cần chú ý:
Hướng dẫn bảo trì máy lạnh.
Hướng dẫn bảo trì máy lạnh.
- Đối với hộ gia đình: trung bình 3-4 tháng bảo trì 1 lần (chạy 3-6giờ/ngày).
- Đối với văn phòng hành chính: từ 2-3 tháng bảo trì 1 lần (luôn chạy 8 -10giờ/ngày).
- Điểm kinh doanh internet hay bưu điện, showroom có nhiều bụi bặm: 1 tháng bảo trì 1 lần.
Ngoài ra, nên 3 tháng vệ sinh một lần, bằng cách rửa thủ công. Theo đó,  người nhà có thể tháo 2 miếng lưới ở giàn lạnh ra rửa tạm thời (lưới sạch khiến gió rút vào mạnh để đẩy hơi lạnh ra ngoài tốt hơn). Còn phần đuôi máy nóng, dùng vòi nước hoặc máy bơm rửa với lực mạnh thì có thể xịt thẳng vào đuôi nóng dưới góc từ 70-90 độ. Tuy nhiên, cần cẩn thận tránh làm giàn nóng bị móp gây giải nhiệt kém.
Nhằm tránh tốn điện, nhất thiết phải vệ sinh máy lạnh theo định kỳ để máy chạy tốt và không gây ảnh hưởng tới sức khỏe gia đình bạn cũng như làm giảm chất lượng nguồn không khí sạch.
Nếu phát hiện máy có dấu hiệu lạnh kém hoặc không lạnh thì nên tắt cầu dao ngay và kêu thợ sửa chữa tới xem xét. Vì có thể nguyên nhân là do gas bị xì hoặc quạt đuôi nóng bị hư.
Tủ lạnh do phải tải Ampe rất cao nên đòi hỏi điểm tiếp xúc điện phải tốt, không được lỏng lẻo. Do đó nên sử dụng riêng phích cắm ổ điện loại lớn.
* Đối với tủ lạnh :
- Nên để riêng cho tủ 1 ổ cắm điện riêng hoặc 1 phích cắm loại tốt, dính chặt, không được lỏng lẻo khi dây máy được tiếp xúc vào ổ điện.
- Khi xê dịch tủ trong quá trình vận chuyển thì tránh bê ngược nhưng sau khi định vị vị trí đặt tủ, chờ ít nhất 10-15 phút rồi hãy cắm điện.
- Nếu là loại tủ đóng tuyết thì khi xả đá, tuyệt đối không dùng bất kỳ vật nhọn nào đục, cạy đá bên trong. Nhằm tránh bị thủng giàn lạnh bên trong.
- Do được thiết kế giàn nóng chìm trong tủ nên khả năng giải nhiệt của tủ rất hạn chế. Cho nên những bề mặt xung quanh của tủ khi máy chạy, sẽ phát ra hơi nóng. Những bề mặt này không được che đậy cũng như không nên đặt tủ quá sát tường gây kém giải nhiệt. Khoảng cách an toàn cách xa vỏ tủ xung quanh những mặt nóng này tốt nhất là ở mức 10-15cm.
- Trong quá trình sử dụng, tủ phải luôn được đóng kín, nếu roong xung quanh tủ bị hở thì phải thay ngay. Vì khả năng tủ chạy bền hay không phụ thuộc vào tình trạng kín hay hở. Nếu bị hở thì sẽ khiến máy luôn chạy ở tình trạng quá tải, nếu xảy ra quá lâu thì bộ cơ bên trong máy sẽ nhanh chóng hao mòn khiến tủ kém lạnh và dần... cháy mát dây hoặc yếu bơm.
Vi Lâm (tổng hợp)

10 bí quyết vệ sinh tủ lạnh

Thực phẩm để quá lâu hoặc được bảo quản ở nhiệt độ không thích hợp trong tủ lạnh cũng có thể trở thành nơi trú ẩn của vi khuẩn gây bệnh. 10 điều lưu ý dưới đây sẽ giúp bạn bảo quản thức ăn trong tủ lạnh được tươi, ngon và an toàn.

1. Bọc thực phẩm thật chặt bằng 2 lớp nylon (loại màng bọc thực phẩm) hoặc dùng giấy bọc thật kín trước khi để chúng vào tủ lạnh, tránh để không khí lọt vào bên trong.
2. Bảo quản trứng trong hộp bìa cứng thay vì để chúng ở ngăn đựng trứng ngay cửa tủ lạnh.
3. Không rửa rau xanh, trái cây (những sản phẩm tươi) nếu bạn chưa cần dùng đến. Cho chúng vào các bao nhựa có đục lỗ, sẽ bảo quản được lâu hơn. Không nên bảo quản chuối trong tủ lạnh.
 
4. Cần chú ý đến sự lưu thông của không khí trong tủ lạnh, đừng cố nhồi nhét mọi thứ vào khiến tủ lạnh bị quá tải. Nếu không khí không được tuần hoàn tốt, tủ lạnh của bạn sẽ khó giữ được nhiệt độ ổn định.
 
Thức ăn và thực phẩm nên để những ngăn riêng biệt.
5. Dự trữ thức ăn nấu sẵn trong các hộp nhựa kín khoảng 2 giờ sau khi nấu và nên dùng trong vòng từ 3 đến 5 ngày.
6. Để thức ăn và thực phẩm dự trữ ở những ngăn riêng biệt với nhau.
7. Khoai tây và hành tây nên để ở những nơi khô ráo, thoáng mát. Tránh để trong tủ lạnh hoặc khu vực phía dưới bồn rửa chén vì hơi ẩm sẽ làm chúng mau bị hư, thối.
8. Kiểm tra hạn sử dụng hoặc ngày bán trên bao bì của thực phẩm. Cần lưu ý là hạn sử dụng sẽ không còn giá trị một khi bao bì của sản phẩm đã bị mở.
9. Ngày “sử dụng tốt nhất trước...” là một chỉ dẫn đáng tin cậy mà bạn nên nghe theo khi sử dụng những sản phẩm được đóng gói sẵn.

Nên bọc cá, thịt trong bao nylon trước khi cho vào tủ lạnh
 
10. Bảo quản phần thịt cá sống trong túi nylon hoặc dùng giấy bọc thật kín và để ở ngăn kệ thấp nhất trong tủ lạnh. Điều này giúp giữ cho phần nước nhỏ ra từ cá, thịt không rơi vào những thực phẩm khác trong tủ lạnh.
 
Theo Phụ nữ TP HCM

Một số cách để bảo quản tủ lạnh của gia đình bạn

1. Cách khử mùi hôi trong tủ lạnh
- Khử mùi bằng vỏ quýt: lấy 500 gam quýt tươi, sau khi ăn quýt xong, đem vỏ quýt rửa sạch lau khô, đặt vào nhiều nơi trong tủ lạnh. Sau 3 ngày, mở tủ lạnh ra, mùi hôi trong tủ lạnh sẽ không còn nữa.
- Khử mùi bằng chanh: có thể cắt Chanh thành những lát mỏng đặt vào các tầng ở tủ lạnh, mùi hôi cũng sẽ bị hút hết. – Khử mùi bằng chè: lấy 50 gam, chè ướp hoa đựng vào túi vải xô cho vào trong tủ lạnh, mùi hôi cũng sẽ được khử hết. Sau 1 tháng, ta lấy chè đem ra phơi dưới ánh nắng mặt trời, tiếp tục sử dụng, hiệu quả rất tốt.
- Khử mùi bằng cácbonat natri: lấy 500 gam, cácbonat natri đựng vào 2 lọ thủy tinh rộng miệng (mở nắp lọ) đặt ở tầng trên và tầng dưới của tủ lạnh, mùi hôi sẽ hết.
- Khử mùi bằng than củi: lấy 1 ít than củi nghiền nát, đựng vào túi vải đặt vào trong tủ lạnh, hiệu quả khử mùi rất cao. 

2. Dùng ni lông để dọn tuyết trong tủ lạnh
Kiểu tủ lạnh 1 chiều thường không có thiết bị tự động dọn tuyết. Theo phương pháp thông thường dọn tuyết vừa làm hao phí điện, vừa ảnh hưởng đên tuổi thọ của tủ lạnh. Bạn có thể tham khảo cách làm sau: căn cứ vào kích thước của ngăn làm đá, cắt 1 miếng ni lông hơi dầy 1 chút để tránh bị rách, dán lên thành bên trong ngăn làm đá, khi dán không cần dùng keo dán, hơi nước trong tủ lạnh sẽ dính chặt tấm ni lông lại. Khi cần dọn tuyết, ta chỉ việc bóc tấm ni lông ra, rũ nhẹ, tuyết sẽ rơi hết.
3. Cách làm đá tuyết trong tủ lạnh tan nhanh
Khi cần làm tan tuyết, đá trong tủ lạnh, ta thường phải sử dụng 1 khoảng thời gian khá dài. Để rút ngắn thời gian, ta có thể dùng máy sấy tóc thổi vào tủ, đá tuyết sẽ tan nhanh hơn.
4. Cách tiết kiệm điện khi dùng tủ lạnh
Mỗi lần ta mở tủ lạnh 1 phút, nhiệt độ trong tủ lạnh cũng sẽ tăng lên 1 độ. Để tiết kiệm điện, ta
có thể thiết kế cho tủ lạnh 1 tấm rèm cửa bằng ni lông mỏng. Với kiểu tủ lạnh 1 cánh, mở tủ ra ta có thể nhìn thấy phía trên ngăn đá có 1 thanh nhôm, vặn mấy chiếc ốc vít ở thanh nhôm ra ép tấm ni lông vào (ni lông không có độc tính, chiều dài và chiều rộng lớn hơn chiều dài, rộng của tủ lạnh 1,5cm). Khi mở tủ lạnh để cất hoặc lấy thức ăn, ta chỉ cần đẩy 1 góc ni lông ra là được. Như vậy khí lạnh trong tủ sẽ không mất đi mấy.
Ngoài ra, khi ngăn lạnh không có nhiều thực phẩm, ta có thể xếp vào những miếng bọt biển.
Bọt biển hầu như không hấp thụ khí lạnh. Như vậy sẽ rút ngắn được thời gian làm việc của máy chế lạnh, giúp tiết kiệm điện cho tủ lạnh.

5.Cách khắc phục khi tủ lạnh mất điện
Khi có điện, ta nên làm nhiều đá, cho vào túi ni lông. Khi mất điện, ta đưa túi đá trên ngăn đã
xuống, đồng thời giảm bớt số lần mở cửa. Căn cứ vào kết quả thử nghiệm, cứ 2kg nước đá tan ở 00C tan ra thành nước cần phải hấp thụ nhiệt lượng là 160 kilô calo, mà số nhiệt lượng hấp thụ này có thể duy trì nhiệt độ tủ lạnh từ 00 – 80 trong vòng 4 – 6 tiếng. Khi có điện, ta lại đem nước đá về ngăn làm đá để máy nén nhanh chóng khởi động làm lạnh. Làm như vậy vừa giữ được nhiệt độ tủ lạnh trong khi mất điện, vừa có thể kéo dài tuổi thọ cho tủ lạnh.
6. Cách chữa nẹp cao su ở cánh cửa tủ lạnh
Tủ lạnh sử dụng khoảng 2 năm trở nên, dây cao su ở cánh cửa tủ và cửa tủ thường xuất hiện
khe hở, làm khí lạnh thoát ra ngoài, giảm hiệu quả làm lạnh, làm tốn điện. Nếu thấy hiện tượng này, ta có thể dùng phương pháp lấy bông nhét vào những chỗ hở. Trước hết, ta đặt vào trong tủ lạnh 1 chiếc đèn pin (bật sáng), đóng cửa tủ lại, quan sát kỹ xem xung quanh nẹp cao su có chỗ nào lọt ánh sáng,sau đó, dùng xà phòng lau sạch vòng cao su, bóc chỗ bị hở ánh sáng, nhét bông vào cho kín. Ta làm cho đến khi không còn hở nữa là được.

7. Cách giảm bớt tiếng ồn ở tủ lạnh
Có tủ lạnh khi làm việc thường có tiếng ồn, vào Ban đêm rất ảnh hưởng giấc ngủ của mọi
người. Ta có thể áp dụng phương pháp sau để giảm đi tiếng ồn: Trước khi đi ngủ 30 phút, ta mở cánh cửa tủ lạnh ra vặn nút điều chỉnh nhiệt độ lên vị trí lạnh nhất, sau đó đóng cửa tủ lại. Khi đi ngủ, ta vặn nút điều chỉnh đang ở nhiệt độ lạnh nhất về nhiệt độ cao hơn, lúc này, máy làm lạnh sẽ ngừng hoạt động. Chẳng hạn từ 20 tăng lên 80, để nhiệt độ tăng lên được 80, cần một khoảng thời gian là khoảng 1 tiếng. Trong thời gian yên tĩnh này, người bình thường có thể đi sâu vào giấc ngủ.
8. Tự chế linh kiện tản nhiệt cho tủ lạnh
Vào mùa hè, tủ lạnh làm việc nhiều, nhiệt độ của tủ thường cao, nếu ta lắp đặt thêm bên ngoài
vỏ máy nén (bình ga) của tủ lạnh 1 miếng tản nhiêt, không những có thế nâng cao khả năng tản nhiệt của máy mà còn kéo dài tuổi thọ sử dụng của tủ lạnh. Cách làm như sau: Tìm 2 miếng nhôm dày từ 1 – 3mm, chiều dài và chiều rộng bằng bình ga tủ lạnh; dựa theo hình dáng bình ga tủ lạnh, uốn thành nửa hình tròn (Ω); dùng 2 chiếc ốc vít đường kính 4mm ép miếng nhôm đã uốn cong bọc vào bên ngoài bình ga, chú ý không nên vặn ốc quá chặt làm vỏ bình biến dạng. Trong điều kiện cho phép của khoảng trống xung quanh bình ga, ta có thể để 1 trong 2 miếng nhôm dài hơn và rộng hơn 1 chút, như vậy hiệu quả tản nhiệt sẽ tốt hơn.

Sanyo SR-U205PN – Tủ lạnh 2 cửa / 186L

TÍNH NĂNG NỔI BẬT

Không chứa CFC
CFC là chữ viết tắt của Chloro-Fluoro-Carbons, một chất được sử dụng nhiều trong công nghệ làm lạnh của máy điều hòa, tủ lạnh…và gây hại cho môi trường, gây thủng tầng Ozone. Với cam kết không sử dụng chất CFC trong tất cả các tủ lạnh của mình, Sanyo SR-U205PN hứa hẹn góp phần mang đến cho bạn một cuộc sống an toàn và trong lành nhất.
Tủ lạnh không đóng tuyết
Tủ lạnh Sanyo SR-U205PN sử dụng công nghệ làm lạnh mới, không gây đóng tuyết cho tủ và thức ăn, giúp thức ăn luôn trong tình trạng tươi ngon, giữ được lâu mà không hề bị bám đá. Đồng thời người dùng cũng không cần phải lo lắng về việc xả tuyết cho tủ.
Cung cấp Vitamin Pro5+ kết hợp công nghệ Nano Fresh Ag+
Với mục đích phục vụ tối đa nhu cầu của người dùng, Sanyo ưu ái dành cho tủ lạnh Sanyo SR-U205PN khả năng cung cấp Vitamin Pro5+, giúp cân bằng độ ẩm cho tủ và cung cấp vitamin C để chống Oxy hóa, khử khý Etylen. Kế hợp cùng công nghệ Nano Fresh Ag+, Sanyo SR-U205PN có khả năng khử mùi và diệt khuẩn giúp cho rau quả và thức ăn luôn tươi ngon và tránh được vi khuẩn độc hại.
Tăng cường khử mùi ở ngăn lạnh bằng công nghệ UV Led
Ngăn lạnh thường chứa nhiều thức ăn hơn đồng thời nhiệt độ để ở mức cao hơn ngăn đá nên nhiều loại vi khuẩn có khả năng sống sót ở ngăn lạnh cao hơn. Được tăng cường công nghệ UV Led, Sanyo SR-U205PN cho khả năng khử mùi cũng như diệt khuẩn ở ngăn lạnh để bảo vệ thực phẩm luôn tươi ngon.
Công nghệ làm lạnh nhanh với luồng lạnh đa chiều
Sanyo SR-U205PN sử dụng công nghệ làm lạnh đa chiều, đem đến khả năng làm lạnh nhanh và đều khắp tủ để giữ cho thực phẩm luôn tươi đều và giữ được hương vị gốc. Công nghệ làm lạnh nhanh này giúp bạn đá nhanh chóng mà vẫn tiết kiệm điện năng ở mức tối đa.
Thiết kế hiện đại
Tủ lạnh Sanyo SR-U205PN sở hữu thiết trẻ trung, hiện đại với màu gam màu bạc sang trọng và tinh tế, làm sáng bừng lên không gian bếp nhà bạn. Các khay đựng được làm bằng kính cường lực tăng khả năng chịu sức nặng và dễ dàng chùi rửa, vệ sinh.

THÔNG TIN THƯƠNG HIỆU

Sanyo là thương hiệu điện tử và điện gia dụng nổi tiếng của Nhật bản, được sáng lập bởi một người anh em họ của ông Konosuke Matsushita, cha đẻ của tập đoàn Panasonic và trở thành một phần của tập đoàn đa quốc gia này. Dù vậy, thương hiệu Sanyo cũng đã phát triển độc lập và trở nên phổ biến ở nhiều quốc gia trên thế giới. Trong 8 năm liền, hãng nghiên cứu thị trường hàng đầu thế giới GFK đã bình chọn Sanyo là thương hiệu số 1 Việt Nam về ngành hàng máy giặt, tủ lạnh và lò vi sóng. Đặc biệt, các dòng sản phẩm tủ lạnh của Sanyo luôn luôn được đầu tư nghiên cứu và không ngừng thay đổi các công nghệ tiên tiến nhất, đáp ứng nhu cầu sử dụng tiện ích và hiện đại của gia đình Việt.

bàn thí nghiệm tân thịnh

Cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, việc nghiên cứu ngày các được chú trọng.

Các phòng thí nghiệm được lập ra với những tiêu chuẩn khắt khe đảm bảo sự an toàn cho người làm thí nghiệm.

Bên cạnh đó, các trang thiết bị phục vụ cho việc nghiên cứu: bàn thí nghiệm, dụng cụ thí nghiệm,…  cũng được đáp ứng đầy đủ với những tiêu chuẩn chất lượng, an toàn…

Dưới đây là đặc điểm của bàn thí nghiệm hóa đặc trưng:

Ban thi nghiem có: giá để dụng cụ 02 tầng, ổ điện đôi loại 3 chấu cắm; có đèn hai bên mặt bàn; 02 chậu rửa, chịu hóa chất; 02 giá treo dụng cụ sau khi rửa; 01 vòi xịt mắt cấp cứu loại đơn (hoặc đôi), 02 vòi nước chuyên dụng 3 nhánh; các modules tủ: có ngăn kéo và không có ngăn kéo.

- Mặt bàn làm bằng vật liệu Phenolic-HPL (High Pressure Laminates), loại TOPLAB PLUS chuyên dụng, nguyên khối: dày 13mm, màu trắng; tỷ trọng: ≥ 1350kg/m3, tải trọng: ±18,5 kg/m2, độ bền kéo ≥ 70 N/mm2, độ bền uốn ≥ 100 N/mm2; chịu ăn mòn, chịu hoá chất, chịu va đập, chịu nước, cách điện, không cho vi khuẩn phát triển… Nhập khẩu từ hãng TRESPA – Hà Lan.
- Hộc bàn, vách ngăn, cánh tủ… làm bằng vật liệu Phenolic-HPL: dày 12mm, 9 mm và 4mm; màu ghi sáng; chịu nước, chịu mài mòn, chịu dầu mỡ, cách điện… Nhập khẩu từ Trung Quốc.
- Bàn thí nghiệm có các modules tủ: có ngăn kéo và không có ngăn kéo.
 Các modules tủ cố định hoặc có bánh xe để di chuyển.
- Giá để dụng cụ 02 tầng, có gắn ổ điện đôi loại 3 chấu cắm; có thanh chắn chống rơi đồ bằng inox Ø8 mm; có đèn chiếu sáng hai bên mặt ban thi nghiem. Trụ đỡ giá bằng nhôm chuyên dụng sơn epoxy chống ăn mòn.
- Khung bàn thí nghiệm thiết kế dạng module, bằng inox SUS 304 (25x50x1,2mm).
- Bàn thí nghiệm có hệ thống nước bao gồm: 02 chậu rửa bằng nhựa Polypropylen (PP) màu đen, chịu hóa chất, KT: 500x400x280mm; 02 giá treo dụng cụ sau khi rửa; 01 vòi xịt nước rửa mắt cấp cứu loại đơn (hoặc đôi), 02 vòi nước chuyên dụng 3 nhánh (Nhập khẩu từ Trung Quốc hoặc từ Hãng Broen-Đan Mạch).
- Phía sau chậu rửa có tấm chắn nước.
- Các bản lề cửa tủ nhập khẩu từ châu Âu.(Hãng Hafele).
- Bàn điều chỉnh được thăng bằng.

Mẫu bàn thí nghiệm hóa sinhVN:F [1.9.17_1161]please wait...Rating: 0.0/10 (0 votes cast)VN:F [1.9.17_1161]Rating: 0 (from 0 votes)

Hiểu thêm về vật liệu Composite làm nên bàn thí nghiệm hóa sinh

Chất Composite tạo nên bàn thí nghiệm có nguồn gốc từ đâu

Chính thiên nhiên đã tạo ra cấu trúc composite chất liệu làm nên bàn thí nghiệm trước tiên, đó là thân cây gỗ, có cấu trúc composite, gồm nhiều sợi xenlulo dài được kết nối với nhau bằng licnin. Kết quả của sự liên kết hài hoà ấy là thân cây vừa bền và dẻo- một cấu trúc composite lý tưởng.

Mặc dù composite là vật liệu đã có từ lâu, nhưng ngành khoa học về vật liệu composite chỉ mới hình thành gắn với sự xuất hiện trong công nghệ chế tạo tên lửa ở Mỹ từ những năm 1950. Từ đó đến nay, khoa học công nghệ vật liệu composite đã phát triển trên toàn thế giới và có khi thuật ngữ “vật liệu mới” đồng nghĩa với “vật liệu composite”.

Bàn thí nghiệm hóa sinh được làm bằng vật liệu gỗ cách điện, cách nhiệt

Bàn thí nghiệm hóa sinh có thể chống ẩm và có độ bền cao ,toàn bộ ván quây và khung bàn làm bằng vật liệu Composite. Ở phía dưới bàn có một ngăn để đựng hóa chất, độ an toàn và cách nhiệt cao và có độ bền rất tốt.

Nhìn chung, mỗi vật liệu composite gồm một hay nhiều pha gián đoạn được phân bố trong một pha liên tục duy nhất. (Pha là một loại vật liệu thành phần nằm trong cấu trúc của vật liệu composite.) Pha liên tục gọi là vật liệu nền (matrix), thường làm nhiệm vụ liên kết các pha gián đoạn lại. Pha gián đoạn được gọi là cốt hay vật liệu tăng cường (reinforcement) được trộn vào pha nền làm tăng cơ tính, tính kết dính, chống mòn, chống xước … Nhóm sợi khoáng chất: sợi thủy tinh, sợi cacbon, sợi gốm; nhóm sợi tổng hợp ổn định nhiệt: sợi Kermel, sợi Nomex, sợi Kynol, sợi Apyeil. Các nhóm sợi khác ít phổ biến hơn: sợi gốc thực vật (gỗ, xenlulô): giấy, sợi đay, sợi gai, sợi dứa, sơ dừa,…; sợi gốc khoáng chất: sợi Amiăng, sợi Silic,…; sợi nhựa tổng hợp: sợi polyeste (tergal, dacron, térylène, ..), sợi polyamit,…; sợi kim loại: thép, đồng, nhôm,…

 

 

VN:F [1.9.17_1161]please wait...Rating: 0.0/10 (0 votes cast)VN:F [1.9.17_1161]Rating: 0 (from 0 votes)

Bàn thí nghiệm với chất liệu Phenolic-HPL chuyên dụng chịu hóa chất H2SO4 đậm đặc

Bàn thí nghiệm hóa sinh được làm bằng vật liệu gỗ cách điện, cách nhiệt, chống ẩm và có độ bền cao ,toàn bộ ván quây và khung bàn làm bằng vật liệu Composite.

Đây là loại bàn thí nghiệm  rất tiện dụng phía trên có giá để hóa chất có vòi rửa chuyên dụng 3 nhánh. Sự hiện đại của bàn cũng đồng nghĩa với việc bàn rất an toàn mang lại sự tâm lý thoải maius cho người sử dụng. Loại laminate dùng cho những nơi công cộng, có cường độ sử dụng nhiều, tiếp xúc liên tục với nước, chịu được nắng mưa. Sản phẩm này có thể dùng ngoài trời như ốp mặt tiền, bảng hiệu… chính vì vậy sản phẩm có đế dày từ 4mm- 25mm để chịu sự va chạm và tác động của môi trường. Ví dụ cánh cửa toilet ở những nơi như trung tâm mua sắm, cao ốc, phi trường có tần suất người dùng cao nên phải dùng loại này.

Bàn thí nghiệm cách nhiệt cao và có độ bền rất tốt.

Những ưu điểm của bàn thí nghiệm là chống được hóa chất mạnh, cách nhiệt cao và thường được sủ dụng trong thời gian dài mà không làm ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ của bàn.Laminate màu dùng cho các trang trí có tính hiện đại, nó có thể làm những tấm ốp tường, làm bàn ghế. Loại này có khoảng 120 màu giúp cho người tiêu dùng thoải mái lựa chọn. Với các công trình như quán ăn, cửa hàng, siêu thị… cần thi công nhanh, màu sắc thu hút thì các giải pháp về màu của Laminate rất thích hợp. Với màu ánh nhũ thì bề mặt trơn nhẵn, bên trong có lớp hạt nhũ phản chiếu ánh sáng. Loại mặt kính cũng cho cảm giác bóng bẩy và có chiều sâu. Hai loại này thích hợp cho không gian sang trọng như đại sảnh của khách sạn, cao ốc bởi tính chất phản chiếu ánh sáng sẽ làm cho khung cảnh lung linh hơn.

VN:F [1.9.17_1161]please wait...Rating: 0.0/10 (0 votes cast)VN:F [1.9.17_1161]Rating: 0 (from 0 votes)

Hệ thống bàn thí nghiệm được đa dạng hóa tối đa về hình dáng và kích thước

Bàn thí nghiệm thiết kế linh hoạt và tối ưu nhất

Nhằm đáp ứng những nhu cầu giới hạn về diện tích mặt bằng. Với những modules được thiết kế rất linh hoạt và tối ưu nhất cho không gian của phòng thí nghiệm. Với kết cấu khung bằng thép dầy đảm bảo độ chắc chắn, tính cứng vững, tính thẩm mỹ và độ bền cao. Hệ thống bao gồm các modules bàn thí nghiệm đơn, kép đảm bảo nhu cầu và giới hạn không gian mặt bằng. Các modules đơn thường sử dụng cho các hệ thống bàn kê sát tường sử dụng 1 mặt (1 bên). Các modules kép thường được sử dụng kê giữa phòng và sử dụng 2 mặt (2 bên) của bàn

Hệ thống bàn thí nghiệm còn có thể lắp ghép liên hoàn với nhau

Và có thể để các thiết bị thí nghiệm phù hợp với từng chuyên ngành như thí nghiệm lý, hóa, cơ ứng dụng. Phía dưới của hệ thống bàn thí nghiệm có các khoang tủ được sử dụng kết hợp giữa ngăn kéo và tủ cánh mở đảm bảo lưu trữ và cất giữ các thiết bị thí nghiệm hiệu quả nhất có thể. Hệ thống có thể treo các giá, tủ thiết bị, máy hút và khử mùi, chậu rửa….Điểm nhấn của sản phẩm là chống được hóa chất mạnh, cách nhiệt cao và thường được sủ dụng trong thời gian dài mà không làm ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ của bàn.Laminate màu dùng cho các trang trí có tính hiện đại, nó có thể làm những tấm ốp tường, làm bàn ghế. Loại này có khoảng 120 màu giúp cho người tiêu dùng thoải mái lựa chọn. Với các công trình như quán ăn, cửa hàng, siêu thị… cần thi công nhanh, màu sắc thu hút thì các giải pháp về màu của Laminate rất thích hợp.

VN:F [1.9.17_1161]please wait...Rating: 0.0/10 (0 votes cast)VN:F [1.9.17_1161]Rating: 0 (from 0 votes)

Những điều tuyệt vời nên biết về bàn thí nghiệm

Chất liệu làm nên bàn thí nghiệm

Mặt bàn thí nghiệm làm bằng vật liệu Wilsonart Phenolic-HPL(High Pressure Laminates) chịu ăn mòn , chịu hoá chất , chịu va đập, chịu nước, chịu nhiệt độ độ giãn nở sức căng, không cho vi khuẩn phát triển… Được nhập khẩu từ hãng Wilsonart (USA), xuất xứ Trung Quốc.

Độ dày 18mm, màu xám trắng, cạnh bo vát 2mm bằng máy, xử lý cạnh bóng đẹp. Hệ thống mặt bàn liên tục được lắp ghép từ  các tấm 2400×600 (750)mm

Khung bàn được làm bằng INOX SUS304,  30 x 60 x1.2 mm sơn tĩnh điện màu xám, kiểu C-Frame chịu được tải trọng 100kg/chân. Kết cấu bởi các đầu ghép công nghiệp. Đầu bịt khung bằng nắp chuyên dụng wilsonat. Chân đế bằng inox có thể điều chỉnh thăng bằng. 1chậu rửa bằng vật liệu tổng hợp high-grade PP chịu hóa chất 510x410x300 mm, màu xám.

Bàn thí nghiệm có bồn rửa thật là tiện dụng

Bồn rửa trên bàn thí nghiệm được sản xuất theo tiêu chuẩn BS 4991. Màu: mã màu theo tiêu chuẩn Quốc tế DIN 12920. Bộ xả đáy và lọc rác: Bằng vật liệu tổng hợp chịu hóa chất. Bộ xả được thiết kế chống tắc nghẽn đường ống thoát. 1 Vòi rửa chuyên dụng 3 nhánh. Vòi lõi đồng ba vị trí có cút. Vòi chuyên dụng 03 vị trí sơn phủ epoxy. Các vòi nước được thiết kế để hoạt động với áp lực lên tới 5.5 bar, đáp ứng tiêu chuẩn ISO 9001 và phù hợp với tiêu chuẩn. Ống nhựa PPR (Polypropylen Random Copolymer) chịu hóa chất, Ø62. Đường ống xả Ø62 PPR chịu hóa chất. Đường ống cấp Ø21 PPR chịu hóa chất. Giá phơi dụng cụ. Giá phơi dụng cụ thủy tinh, bằng Inox 304. Gá treo dụng cụ bằng nhựa PP, có thể tháo rời, dễ dàng di chuyển vị trí các gá. Giá phơi có máng thu nước

 

 

VN:F [1.9.17_1161]please wait...Rating: 0.0/10 (0 votes cast)VN:F [1.9.17_1161]Rating: 0 (from 0 votes)

Tính năng kỹ thuật của bàn thí nghiệm

Điểm mạnh của bàn thí nghiệm

Mặt bàn thí nghiệm và bồn rủa, mặt sàn dùng trong tủ hút được sản xuất theo tiêu chuẩn quốc tế trên từng sản phẩm, được kiểm tra trong các môi trường hoá chất khắc nghiệt của cả vô cơ và hữu có, với các tính chất như độ cứng, độ chịu nhiệt đều đạt tiêu chuẩn quốc tế, Đặc biệt nó có thể sử dụng tốt trong môi trường có độ phóng xạ cao. với sự đa dạng về màu sắc và kiểu dáng, có thể thiết kế theo kích thước yêu cầu của khách hàng nên phù hợp cho mọi kích thước của phòng thí nghiệm. Vật liệu được chế biến theo công nghệ HPL (High Pressure laminate), bao gồm 3 lớp đế chủ yếu là bột giấy được ép tuần hoàn ở chế độ cao (300kg/cm2 và nhiệt độ 125 độ). Trên bề mặt có 2 lớp, một lớp tạo mỹ thuật bằng kỹ thuật in và một lớp melamin resin bảo vệ bề mặt. Tiêu chuẩn thông thường một tấm có kích thước 1.220 x 2.440 mm bề dày 0,8 mm. Sản phẩm có nhiểu loại: bề mặt mờ (matt), mịn (satin), mặt gỗ tự nhiên, mặt thuỷ tinh…Với tiêu chuẩn kỹ thuật trên, tấm laminate có tính chịu lực cao, không thấm nước. Màu sắc đồng đều và có thể uốn cong cho các yêu cầu của nội thất, tính uốn cong này giúp cho các bo góc lượn tròn rất tiện dụng trong thi công. Đây là một điểm vượt trội mà ít loại sản phẩm nào có được. Các ưu điểm trên chỉ là các tiêu chuẩn kỹ thuật cơ bản cho loại laminate thông dụng. Ngoài ra còn có sản phẩm chuyên dụng có những đặc điểm kỹ thuật riêng cho từng loại.

Đa dạng bề mặt của bàn thí nghiệm

Với kỹ thuật vượt bậc của ngành thiết kế graphic và công nghệ in tiên tiến đã giúp cho bề mặt của các tấm laminate có màu, vân, hoa văn y như thật. Đây là nét vượt trội của bàn thí nghiệm  vì có thể sản xuất hàng loạt với chất lượng và hình ảnh đồng đều. Trong ngành trang trí nội thất thì đây là ưu điểm giúp cho nhà thiết kế có thể đặt hàng làm các hoa văn, màu sắc riêng cho mình. Đầu tiên phải kể đến các sản phẩm mô phỏng thiên nhiên, đây là loại được tiêu thụ nhiều nhất vì nó có vai trò thay thế vật liệu tự nhiên đang ngày càng khan hiếm. Sự phong phú về mẫu tạo ra nhiều lựa chọn, chỉ riêng vân gỗ đã có trên 40 mẫu. laminate. vân gỗ, vân đá gần gũi với con người, trông bề mặt giống như tự nhiên, thậm chí bề mặt cũng có độ nhám, sần sùi của gỗ, đá. Loại này thường được sử dụng trong công trình nhà ở, văn phòng, khách sạn, những công trình công cộng. Laminate màu dùng cho các trang trí có tính hiện đại, nó có thể làm những tấm ốp tường, làm bàn ghế. Loại này có khoảng 120 màu giúp cho người tiêu dùng thoải mái lựa chọn. Với các công trình như quán ăn, cửa hàng, siêu thị… cần thi công nhanh, màu sắc thu hút thì các giải pháp về màu của laminate rất thích hợp. Với màu ánh nhũ thì bề mặt trơn nhẵn, bên trong có lớp hạt nhũ phản chiếu ánh sáng. Loại mặt kính cũng cho cảm giác bóng bẩy và có chiều sâu. Hai loại này thích hợp cho không gian sang trọng như đại sảnh của khách sạn, cao ốc bởi tính chất phản chiếu ánh sáng sẽ làm cho khung cảnh lung linh hơn. Mẫu vải silk có bề mặt mượt như vải, màu mờ đục có gợn sóng. Mẫu da khi sờ tay lên bề mặt cũng có độ nhăn nhẹ của chất liệu da tự nhiên. Mẫu hoa văn có chủ đề Phương Đông với các sợi nhũ vàng vương trên nền màu.

VN:F [1.9.17_1161]please wait...Rating: 10.0/10 (1 vote cast)VN:F [1.9.17_1161]Rating: 0 (from 0 votes)Tính năng kỹ thuật của bàn thí nghiệm, 10.0 out of 10 based on 1 rating

Trước khi mua sản phẩm bàn thí nghiệm hãy lựa chọn nhà sản xuất uy tín

Bàn thí nghiệm Tân Thịnh nhà sản xuất uy tín, chất lượng

Trên thị trường hiện nay xuất hiện rất nhiều các loại bàn thí nghiệm phục vụ cho tất cả các phòng thí nghiệm, như phòng thí nghiệm lý hóa, phòng thí nghiệm vật lý, phòng thí nghiệm trung tâm, phòng thí nghiệm hóa sinh.Tuy nhiên cũng xuất hiện rất nhiều hãng sản xuất loại sản phẩm này. Để chọn được sản phẩm uy tín, chất lượng nhất quý khách hàng hãy chọn cho mình một nhà cung cấp uy tín, nội thất Tân Thịnh chúng tôi là nhà sản xuất uy tín, chất lượng nhất mang đến hài cho khách hàng.

Ưu điểm vượt trội của bàn thí nghiệm Tân Thịnh

Bàn thí nghiệm  là sản phẩm được thiết kế với mẫu thiết kế đơn giản, nhưng sang trọng và độ bền cao, chịu hóa chất cực mạnh

Kích thước của sản phẩm cũng tùy theo đơn đặt hàng của khách hàng, các sản phẩm của chúng tôi luôn hướng tới khách hàng, đặt những lợi ích hàng đầu cho khách hàng trong vf ngoài nước.

Sản phẩm hấp dẫn khách hàng bởi sự sang trọng lịch sự và đa dạng màu sắc. Có nguồn gốc tại Việt Nam nhưng chất liệu của sản phẩm được nhập khẩu từ nước ngoài như Trung Quốc, Mỹ … theo nhu cầu của khách hàng. Chất liệu được làm bằng Phenolic-HPL chuyên dụng nguyên khối, dầy 13mm chịu hóa chất H2SO4 đậm đặc. Bàn ghế thí nghiệm áp tường  có 2 hộc tủ cố định, trong đó 1 hộc tủ có ngăn kéo làm bằng Phenolic-HPL chuyên dụng dày 12mm nhập khẩu từ Trung Quốc được sử dụng để đựng hóa chất. Khi sử dụng sản phẩm khách hàng không còn lo lắng về vấn đề an toàn, và tin tưởng tuyệt đối về dòng sản phẩm của chúng tôi.

VN:F [1.9.17_1161]please wait...Rating: 10.0/10 (1 vote cast)VN:F [1.9.17_1161]Rating: 0 (from 0 votes)Trước khi mua sản phẩm bàn thí nghiệm hãy lựa chọn nhà sản xuất uy tín, 10.0 out of 10 based on 1 rating

Bàn thí nghiệm được thiết kế dựa theo tiêu chuẩn phòng thí nghiệm ISO 17025, BS-3202-1991,…

Hệ thống bàn thí nghiệm có kết cấu bởi các đầu ghép công nghiệp

Bàn thí nghiệm có đầu bịt khung bằng nắp chuyên dụng wilsonat với chân đế bằng inox có thể điều chỉnh thẳng bằng được, hộc tử được làm từ vật liệu chịu nước, chịu mài mòn, chịu dầu mỡ, cách điện và chống vi sinh. Đặc biết hơn nữa đây là một sản phẩm có tay nắm bằng nhôm và bản lề được nhập khẩu từ Đức rất bền, chắc chắn. Phía trên mặt bàn có giá để hóa chất 4800x 300x 700mm, 2 tầng, khung bằng sắt sơn tĩnh điện. Ổ cắm điện đôi ba chấu MPE với dây nối đất 2 màu chuyện dụng. Bồn rửa, bộ xả đấy và lọc rác hay vòi rửa tất cả đều được làm bằng chất liệu bền, đẹp, vật liệu tổng hợp chịu hóa chất và được thiết kế chống tắc nghẽn đường ống thoát. Ngoài ra bộ bàn còn được thiết kế giá treo sản phẩm rất tiện dụng mang đến sự hài lòng cho khách hàng. Lựa chọn sản phẩm là một điều rất khó khăn với khách hàng bởi vì nếu không lựa chọn được đại lý hay khách hàng uy tín chúng ta có thể sẽ mua phải hàng giởm. Vậy trước khi mua sản phẩm hãy lựa chọn một nhà sản xuất uy tín. Độ dày 18mm, màu xám trắng, cạnh bo vát 2mm bằng máy, xử lý cạnh bóng đẹp. Khung INOX SUS304,  30 x 60 x1.2 mm sơn tĩnh điện màu xám, kiểu C-Frame chịu được tải trọng 100kg/chân. Kết cấu bởi các đầu ghép công nghiệp. Đầu bịt khung bằng nắp chuyên dụng wilsonat. Chân đế bằng inox có thể điều chỉnh thăng bằng

Chiều dài dãy bàn thí nghiệm có thể thay đổi theo kích thước phòng

Kích thước bàn thí nghiệm  1200 x 750 x 800 mm LxDxH. Tuy nhiên có thể thay đổi được

Mặt bàn làm bằng vật liệu Wilsonart Phenolic-HPL(High Pressure Laminates) chịu ăn mòn , chịu hoá chất , chịu va đập, chịu nước, chịu nhiệt độ độ giãn nở sức căng, không cho vi khuẩn phát triển…Được nhập khẩu từ hãng Wilsonart (USA), xuất xứ Trung Quốc. Mặt bàn thí nghiệm được làm từ chất liệu chịu ăn mòn, chịu hóa chất, chịu va đập, chịu nước, chịu nhiệt độ giãn nở sức căng, không cho vi khuẩn phát triển. Với nguồn gốc xuất xứ từ Trung Quốc sản phẩm mang đến sự tin tưởng cho người sử dụng. Khách hàng hoàn toàn hài lòng về giá cả và chất lượng sản phẩm. Hệ thống mặt bàn liên tục được lắp ghép từ các tấm 2400×600 (750)mm. Khung bàn được sơn tĩnh điện và có thể chịu trọng tải 100kg/chân. Bồn rửa: 1chậu rửa bằng vật liệu tổng hợp high-grade PP chịu hóa chất 510x410x300 mm, màu xám. Bồn rửa được sản xuất theo tiêu chuẩn BS 4991. Màu: mã màu theo tiêu chuẩn Quốc tế DIN 12920. Bộ xả đáy. Bộ xả đáy và lọc rác: Bằng vật liệu tổng hợp chịu hóa chất.

Bộ xả được thiết kế chống tắc nghẽn đường ống thoát. Vòi rửa, 1 Vòi rửa chuyên dụng 3 nhánh. Vòi lõi đồng ba vị trí có cút. Vòi chuyên dụng 03 vị trí sơn phủ epoxy. Tuổi thọ van vặn cao. Các vòi nước được thiết kế để hoạt động với áp lực lên tới 5.5 bar, đáp ứng tiêu chuẩn ISO 9001 và phù hợp với tiêu chuẩn EN29001 và BS 5750 Part 1. Ống nhựa PPR (Polypropylen Random Copolymer) chịu hóa chất, Ø62. Đường ống xả Ø62 PPR chịu hóa chất. Đường ống cấp Ø21 PPR chịu hóa chất. Giá phơi dụng cụ. Giá phơi dụng cụ thủy tinh, bằng Inox 304. Giá treo dụng cụ bằng nhựa PP, có thể tháo rời, dễ dàng di chuyển vị trí các gá. Giá phơi có máng thu nước

VN:F [1.9.17_1161]please wait...Rating: 10.0/10 (1 vote cast)VN:F [1.9.17_1161]Rating: 0 (from 0 votes)Bàn thí nghiệm được thiết kế dựa theo tiêu chuẩn phòng thí nghiệm ISO 17025, BS-3202-1991,…, 10.0 out of 10 based on 1 rating

Bàn thí nghiệm vật lý và những thí nghiệm được đưa vào thực tế đời sống học sinh hiện nay

Thực trạng vấn đề vận dụng kiến thức thực tế môn vật lý hay trên bàn thí nghiệm trong phòng thí nghiệm của sinh viên, học sinh

Vật lí là môn khoa học thực nghiệm, kiến thức vật lí gắn kết một cách chặt chẽ với thực tế đời sống hay những thí nghiệm trên bàn thí nghiệm. Tuy nhiên đối với đại đa số học sinh phổ thông hiện nay, việc vận dụng kiến thức vật lí vào đời sống còn rất nhiều hạn chế nếu không muốn nói là thực sự yếu kém. Muốn gắn kết môn vật lý với đời sống thực tế thì chúng ta phải có nhiều thí nghiệm.

Sau khi học xong chương trình vật lí lớp 10, nhiều học sinh còn ngỡ ngàng khi cầm chiếc đồng hồ bấm giây trên tay, các em không biết phải điều chỉnh thế nào, thậm chí nhiều em còn chưa biết cả tác dụng của nó. “Phát hiện” này thật bất ngờ khi tác giả của nó là một số giáo viên thể dục khi sử dụng loại đồng hồ này trong một tiết dạy thể dục!

Với kiến thức về các dạng chuyển động, các lực cơ học, ở trên lớp các em có thể viết một cách đầy đủ và chính xác các phương trình của chuyển động thẳng đều, chuyển động thẳng biến đổi đều, đọc đúng những định nghĩa về vận tốc, gia tốc, các khái niệm về chuyển động cong, chuyển động tròn đều, các định luật Niutơn … Thế nhưng, với những câu hỏi đại loại như: “Lấy thêm một số thí dụ trong thực tế về chuyển động thẳng đều, về chuyển động nhanh dần, về chuyển động chậm dần”, cũng thực sự làm cho các em lúng túng. Nhiều học sinh còn không thể giải thích được những hiện tượng rần gần gũi với đời sống: Tại sao khi đi xe máy dưới trời mưa, ta lại có cảm giác những giọt nước mưa không rơi theo phương phẳng đứng mà theo phương xiên (trong điều kiện không có gió), hắt cả vào mặt, vào mắt của ta? hay tại sao những vận động viên đua xe máy phải nghiêng xe nhiều đến vậy khi phải qua những chỗ đường vòng?…

Kiến thức trên sách vở và kiến thức thí nghiệm trong phòng thí nghiệm

Các kiến thức vật lí về tĩnh học lẽ ra phải là một trong các cơ sở tốt nhất để các em vận dụng vào thực tiễn hay trên bàn thí nghiệm trong phòng thí nghiệm, nhưng điều đó dường như vẫn còn “xa vời” đối với các em. Quan sát người thợ sửa xe ô tô dùng một chiếc ống nước dài khoảng nửa mét tròng vào cán của chiếc cờlê rồi cầm ở đầu bên kia mà mở một chiếc ốc để lấy bánh xe ôtô ra ngoài, chắc hẳn vẫn còn là một “điều lạ” đối với một bộ phận học sinh hiện nay! Tương tự như thế, chắc hẳn kiến thức về các các định luật bảo toàn đối với học sinh phổ thông hiện nay có lẽ vẫn chỉ là nội dung các định luật, cách giải các bài tập, … chúng còn “nằm yên” một cách khiêm tốn trên những trang vở, chúng tôi có cảm giác vẫn còn thiếu một cái gì đó để có thể “đánh thức” chúng dậy, làm cho chúng trở thành một trong những hành trang tốt trong cuộc sống của mỗi học sinh.

Đối với học sinh lớp 11 và lớp 12, kiến thức vật lí mà các em lĩnh hội được trên lớp học ngày càng nhiều, nội dung ngày càng phong phú cả về chiều rộng lẫn chiều sâu. Với chương trình hiện nay, chẳng hạn phần lí thuyết về điện học (cả điện xoay chiều lẫn điện một chiều) kết hợp với những yêu cầu bắt buộc của các bài thí nghiệm thực hành, theo chúng tôi là tương đối hợp lí, đáp ứng được nhiều yêu cầu thực tiễn. Thế nhưng trên thực tế, liệu có bao nhiêu vị phụ huynh dám giao cho con mình tự đi mua một đoạn dây chì để thay cho đoạn dây chì đã bị đứt ở nhà? Bao nhiêu em có thể tự mình lắp được bộ đèn nêôn (gồm bóng đèn, tăng phô, chuột)? … Với các em, việc đấu nối được một chiếc công tắc đèn bàn sao cho khi bật phía nọ thì đèn sáng, bật phía kia thì đèn tắt, có lẽ đó cũng đã là một kì công rồi. Những điều đó thật đáng để chúng ta suy ngẫm.

Chúng tôi cũng đã trao đổi vấn đề này với nhiều đồng nghiệp ở một số địa phương khác nhau, hầu như họ cũng có nhận định như vậy, thậm chí nhiều giáo viên giảng dạy ở khu vực nông thôn, miền núi cho biết thực trạng trên còn có thể xấu hơn. Nếu sinh viên, học sinh được ứng dụng những thí nghiệm thực tế và thí nghiệm trên bàn thí nghiệm vật lý nhiều hơn sẽ là một bước phát triển mới cho bộ môn vật lý và ngành công nghiệp của nước ta

 

VN:F [1.9.17_1161]please wait...Rating: 0.0/10 (0 votes cast)VN:F [1.9.17_1161]Rating: 0 (from 0 votes)

Chi tiết sản phẩm bàn thí nghiệm có bồn rửa

Hệ thống mặt bàn thí nghiệm liên tục được lắp ghép từ các tấm 2400×600 (750)mm. Khung bàn được sơn tĩnh điện và có thể chịu trọng tải 100kg/chân. Dưới đây là chi tiết sản phẩm bàn thí nghiệm có bồn rửa.

Kích thước bàn thí nghiệm có bồn rửa

Chân đế bằng inox có thể điều chỉnh thăng bằng. Có 01 chậu rửa bằng vật liệu tổng hợp PP chịu hóa chất, 500 x 500 x 300mm. Mặt bàn thí nghiệm bằng vật liệu tấm pH-Epoxy 20mm chịu hóa chất và axit, dày 20mm. Mặt bàn không có gờ, màu ghi sáng. Ngăn kéo và hộc tủ bằng ván MRMFC V313 chống ẩm màu xám, nhập ngoại, viền PVC cùng màu. Mặt bàn bằng vật liệu tấm pHEpoxy 20mm chịu hóa chất và axit. Phía trên mặt bàn có giá để hóa chất 4800x 300x 700mm, 2 tầng, khung bằng sắt sơn tĩnh điện. Ổ cắm điện đôi ba chấu MPE với dây nối đất 2 màu chuyện dụng. Bồn rửa, bộ xả đấy và lọc rác hay vòi rửa tất cả đều được làm bằng chất liệu bền, đẹp, vật liệu tổng hợp chịu hóa chất và được thiết kế chống tắc nghẽn đường ống thoát.

Tay nắm nhựa PVC có khe gắn nhãn. Khung sắt 2 x 4 mm sơn tĩnh điện màu xám. Vòi rửa chuyên dụng 2 nhánh. Bộ xả đáy và lọc rác: Bằng vật liệu tổng hợp chịu hóa chất

Ống thoát nước: Ống nhựa PPR (Polypropylen Random Copolymer) chịu hóa chất, Ø42.

Bàn ghế phòng thí nghiệm được thiết kế hiện đại, thẩm mỹ, đáp ứng tiêu chuẩn PTN

Chân đế bằng inox có thể điều chỉnh thăng bằng. Tay nắm nhựa pH-PVC có khe gắn nhãn, an toàn trong phòng thí nghiệm Ổ cắm điện đôi 3 chấu, dây điện được thiết kế màu sắc khắc nhau dễ phân biệt. Ngoài ra bộ bàn còn được thiết kế giá treo sản phẩm rất tiện dụng mang đến sự hài lòng cho khách hàng. Lựa chọn sản phẩm là một điều rất khó khăn với khách hàng bởi vì nếu không lựa chọn được đại lý hay khách hàng uy tín chúng ta có thể sẽ mua phải hàng giởm. Với nguồn gốc xuất xứ từ Trung Quốc sản phẩm mang đến sự tin tưởng cho người sử dụng.

Khách hàng hoàn toàn hài lòng về giá cả và chất lượng sản phẩm. Bồn rửa: 1chậu rửa bằng vật liệu tổng hợp high-grade PP chịu hóa chất 510x410x300 mm, màu xám. Vòi lõi đồng ba vị trí có cút. Vòi chuyên dụng 03 vị trí sơn phủ epoxy. Tuổi thọ van vặn cao. Các vòi nước được thiết kế để hoạt động với áp lực lên tới 5.5 bar, đáp ứng tiêu chuẩn ISO 9001 và phù hợp với tiêu chuẩn EN29001 và BS 5750 Part 1. Ống nhựa PPR (Polypropylen Random Copolymer) chịu hóa chất, Ø62. Đường ống xả Ø62 PPR chịu hóa chất. Đường ống cấp Ø21 PPR chịu hóa chất. Mặt bàn thí nghiệm không có gờ, màu đen/ màu ghi. Vách ngăn bằng ván MRMFC V313 chống ẩm màu xám, nhập ngoại, viền PVC cùng màu. Khung sắt 2 x 4 mm sơn tĩnh điện màu xám.

VN:F [1.9.17_1161]please wait...Rating: 0.0/10 (0 votes cast)VN:F [1.9.17_1161]Rating: 0 (from 0 votes)

Hiện nay đã xuất hiện bàn thí nghiệm điều chỉnh độ cao thấp

Sự phát triển của nghiên cứu khoa học đã làm cho các phòng thí nghiệm mọc lên nhiều hơn. Cơ sở vật chất bàn thí nghiệm là điều đáng nói nhất ở đây, bởi chính bàn ghế phòng thí nghiệm là nơi bao gồm tất cả các dụng cụ cần thiết, các hóa chất phục vụ cho việc nghiên cứu. Hiện nay đã xuất hiện bàn thí nghiệm điều chỉnh độ cao thấp.. . Mặt bàn ghế  thí nghiệm được làm từ chất liệu chịu ăn mòn, chịu hóa chất, chịu va đập, chịu nước, chịu nhiệt độ giãn nở sức căng, không cho vi khuẩn phát triển.

Bàn thí nghiệm nhập khẩu từ Trung Quốc bàn có các modules tủ

Nhập khẩu từ hãng TRESPA – Hà Lan. Hộc bàn thí nghiệm, vách ngăn, cánh tủ… làm bằng vật liệu Phenolic-HPL: dày 12mm, 9 mm và 4mm; màu ghi sáng; chịu nước, chịu mài mòn, chịu dầu mỡ, cách điện… Nhập khẩu từ Trung Quốc. Bàn có các modules tủ: có ngăn kéo và không có ngăn kéo.

Các modules tủ cố định hoặc có bánh xe để di chuyển. Giá để dụng cụ 01 tầng (hoặc 02 tầng), có gắn ổ điện đôi loại 3 chấu cắm; có thanh chắn chống rơi đồ bằng inox Ø8 mm. Trụ đỡ giá bằng nhôm chuyên dụng sơn epoxy chống ăn mòn

Giá để dụng cụ được thiết kế cố định hoặc có thể thay đổi được chiều cao. Khung bàn thiết kế dạng module, bằng inox SUS 304. Các bản lề cửa tủ nhập khẩu từ châu Âu. (Hãng Grass, hoặc Blum, hoặc Hafele, hoặc của Trung Quốc).

Tủ hút hóa chất trong phòng thí nghiệm

Tủ hút hóa chất trong phòng thí nghiệm có xuất xưa tại Việt Nam.Kích thước ngoài: (L1500x D955 x H2450) mm. Kích thước khoang làm việc: L1200x D760 x H1400 mm. Đường kình ống thoát : Ø 168. Chậu rửa: Nhựa PP (400x600mm) có vòi sen chịu hóa chất. Ống ga: Þ10mm (đường kính ngoài). Ống nước vào: Þ21mm. Ống nước xả: Þ34m. Ống thoát khí: Þ200mm. Tốc độ gió qua cửa hút: V= 0,4-0,9 m/s. Độ ồn : ≤ 70dB. Cửa bằng kính cường lực dày 5mm, nâng hạ theo nguyên lý đối trọng, di chuyển nhẹ nhàng và có điểm dừng tốt. Bộ xả được thiết kế chống tắc nghẽn đường ống thoát. Vòi rửa, 1 Vòi rửa chuyên dụng 3 nhánh. Vòi lõi đồng ba vị trí có cút. Vòi chuyên dụng 03 vị trí sơn phủ epoxy. Tuổi thọ van vặn cao. Các vòi nước được thiết kế để hoạt động với áp lực lên tới 5.5 bar, đáp ứng tiêu chuẩn ISO 9001 và phù hợp với tiêu chuẩn EN29001 và BS 5750 Part 1. Ống nhựa PPR (Polypropylen Random Copolymer) chịu hóa chất, Ø62

Khung bên trong bằng inox sơn tĩnh điện, màu ghi. Khung bên ngoài bằng thép sơn tĩnh điện, màu ghi. Vách bằng tấm HPL chống hóa chất. Vòi nước sinh hàn, có van khóa vòi nước. Phía dưới là hộc tủ đựng dụng cụ, hóa chất. Phía trong thiết kế đèn chiếu sáng, dễ dàng thao tác. Công tắc điện và ổ cắm điện 3 chấu. Quạt hút 1 phase, 1,5KW, với cánh quạt bằng nhựa chịu hóa chất và dung môi. Mặt bàn thí nghiệm làm bằng vật liệu Phenolic-HPL (High Pressure Laminates), chuyên dụng, nguyên khối: dày 13mm, màu trắng; tỷ trọng:  ≥ 1350kg/m3, tải trọng: ±18,5 kg/m2, độ bền kéo ≥ 70 N/mm2, độ bền uốn ≥ 100 N/mm2; chịu ăn mòn, chịu hoá chất, chịu va đập, chịu nước, cách điện, không cho vi khuẩn phát triển…

 

VN:F [1.9.17_1161]please wait...Rating: 0.0/10 (0 votes cast)VN:F [1.9.17_1161]Rating: 0 (from 0 votes)

Thứ Tư, 21 tháng 11, 2012

Chiều dài dãy bàn thí nghiệm có thể thay đổi theo kích thước của phòng thí nghiệm

Bàn có ngăn bàn để thiết bị và có chắn. Có hộp kỹ thuật để cắm các thiết bị như ampe kế, vôn kế, ổ cắm, công tắc nguồn. Bàn được lắp liên kết với nhau tạo thành dãy hoặc cụm. Bàn giữa phòng sử dụng hai bên. Cụm bàn thí nghiệm cạnh tường sử dụng một bên. Chiều dài dãy bàn thí nghiệm có thể thay đổi theo kích thước của phòng thí nghiệm . Bộ xả được thiết kế chống tắc nghẽn đường ống thoát

Có xuất xứ Trung Quốc và được nhập khẩu từ hãng Wilsonart (USA) bàn thí nghiệm mang đến sự hài lòng cho người sử dụng

Khung bàn bàn thí nghiệm khung INOX SUS304,  30 x 60 x1.2 mm sơn tĩnh điện màu xám, kiểu C-Frame chịu được tải trọng 100kg/chân. Kết cấu bởi các đầu ghép công nghiệp. Đầu bịt khung bằng nắp chuyên dụng wilsonat.

Mặt bàn làm bằng vật liệu Wilsonart Phenolic-HPL(High Pressure Laminates) chịu ăn mòn , chịu hoá chất , chịu va đập, chịu nước, chịu nhiệt độ độ giãn nở sức căng, không cho vi khuẩn phát triển…Độ dày 18mm, màu xám trắng, cạnh bo vát 2mm bằng máy, xử lý cạnh bóng đẹp. Hệ thống mặt bàn liên tục được lắp ghép từ  các tấm 2400×600 (750)mm

Chân đế bằng inox có thể điều chỉnh thăng bằng. 1chậu rửa bằng vật liệu tổng hợp high-grade PP chịu hóa chất 510x410x300 mm, màu xám. Bồn rửa được sản xuất theo tiêu chuẩn BS 4991. Màu: mã màu theo tiêu chuẩn Quốc tế DIN 12920.

Bàn thí nghiệm được thiết kế hiện đại, thẩm mỹ, đáp ứng tiêu chuẩn PTN

Ống nhựa PPR (Polypropylen Random Copolymer) chịu hóa chất, Ø62. Đường ống xả Ø62 PPR chịu hóa chất. Đường ống cấp Ø21 PPR chịu hóa chất. Giá phơi dụng cụ. Giá phơi dụng cụ thủy tinh, bằng Inox 304. 20 Gá treo dụng cụ bằng nhựa PP, có thể tháo rời, dễ dàng di chuyển vị trí các gá. Giá phơi có máng thu nước.

Bộ xả đáy và lọc rác: Bằng vật liệu tổng hợp chịu hóa chất. 1 Vòi rửa chuyên dụng 3 nhánh. Vòi lõi đồng ba vị trí có cút. Vòi chuyên dụng 03 vị trí sơn phủ epoxy. Tuổi thọ van vặn cao. Các vòi nước được thiết kế để hoạt động với áp lực lên tới 5.5 bar, đáp ứng tiêu chuẩn ISO 9001 và phù hợp với tiêu chuẩn EN29001 và BS 5750 Part 1.

Mặt bàn bằng vật liệu tấm pHEpoxy 20mm chịu hóa chất và axit. Vách ngăn bằng ván MRMFC V313 chống ẩm màu xám, nhập ngoại, viền PVC cùng màu. Khung sắt 2 x 4 mm sơn tĩnh điện màu xám. Chân đế bằng inox có thể điều chỉnh thăng bằng. Tay nắm nhựa pH-PVC có khe gắn nhãn, an toàn trong phòng thí nghiệm. Ổ cắm điện đôi 3 chấu, dây điện được thiết kế màu sắc khắc nhau dễ phân biệt. Mặt bàn thí nghiệm  không có gờ, màu đen/ màu ghi

VN:F [1.9.17_1161]please wait...Rating: 8.0/10 (2 votes cast)VN:F [1.9.17_1161]Rating: 0 (from 0 votes)Chiều dài dãy bàn thí nghiệm có thể thay đổi theo kích thước của phòng thí nghiệm, 8.0 out of 10 based on 2 ratings

Khách hàng luôn hài lòng với sản phẩm bàn thí nghiệm chất lượng cao

Với những modules được thiết kế rất linh hoạt và tối ưu nhất cho không gian của phòng thí nghiệm. Với màu ánh nhũ thì bề mặt trơn nhẵn, bên trong có lớp hạt nhũ phản chiếu ánh sáng. Hệ thống bàn thí nghiệm trên được đa dạng hóa tối đa về hình dáng và kích thước nhằm đáp ứng những nhu cầu giới hạn về diện tích mặt bằng. Khách hàng luôn hài lòng với sản phẩm bàn thí nghiệm chất lượng cao.  Muốn gắn kết môn vật lý với đời sống thực tế thì chúng ta phải có nhiều thí nghiệm.

Sử dụng bàn thí nghiệm bạn có thể yên tâm tuyệt đối, không những có nhiều dụng cụ tiện dụng mà chất liệu mặt bàn cũng là chất liệu bền đẹp và chống axit cực mạnh.

Tương tự như thế, chắc hẳn kiến thức về các các định luật bảo toàn đối với học sinh phổ thông hiện nay có lẽ vẫn chỉ là nội dung các định luật, cách giải các bài tập.  Bàn thí nghiệm  mới có nhiều chức năng và ưu điểm vượt trội chúng còn “nằm yên” một cách khiêm tốn trên những trang vở, chúng tôi có cảm giác vẫn còn thiếu một cái gì đó để có thể “đánh thức” chúng dậy, làm cho chúng trở thành một trong những hành trang tốt trong cuộc sống của mỗi học sinh.

Thế nhưng, với những câu hỏi đại loại như: “Lấy thêm một số thí dụ trong thực tế về chuyển động thẳng đều, về chuyển động nhanh dần, về chuyển động chậm dần”, cũng thực sự làm cho các em lúng túng. Nhiều học sinh còn không thể giải thích được những hiện tượng rần gần gũi với đời sống.

Sau khi học xong chương trình vật lí lớp 10, nhiều học sinh còn ngỡ ngàng khi cầm chiếc đồng hồ bấm giây trên tay, các em không biết phải điều chỉnh thế nào, thậm chí nhiều em còn chưa biết cả tác dụng của nó. “Phát hiện” này thật bất ngờ khi tác giả của nó là một số giáo viên thể dục khi sử dụng loại đồng hồ này trong một tiết dạy thể dục.

Laminate màu dùng cho các trang trí có tính hiện đại, nó có thể làm những tấm ốp tường, làm bàn ghế phòng thí nghiệm.

Tuy nhiên đối với đại đa số học sinh phổ thông hiện nay, việc vận dụng kiến thức vật lí vào đời sống còn rất nhiều hạn chế nếu không muốn nói là thực sự yếu kém. Là loại laminate dùng cho những nơi công cộng, có cường độ sử dụng nhiều, tiếp xúc liên tục với nước, chịu được nắng mưa. Sản phẩm này có thể dùng ngoài trời như ốp mặt tiền, bảng hiệu… chính vì vậy sản phẩm có đế dày từ 4mm- 25mm để chịu sự va chạm và tác động của môi trường. Ví dụ cánh cửa toilet ở những nơi như trung tâm mua sắm, cao ốc, phi trường có tần suất người dùng cao nên phải dùng loại này.

Loại mặt kính cũng cho cảm giác bóng bẩy và có chiều sâu. Hai loại này thích hợp cho không gian sang trọng như đại sảnh của khách sạn, cao ốc bởi tính chất phản chiếu ánh sáng sẽ làm cho khung cảnh lung linh hơn.   Bàn thí nghiệm kiểu mới hiện đại, an toàn làm cho không gian phòng thí nghiệm thêm thoáng hơn, làm tăng tinh thần làm việc và  hiệu quả công việc.

VN:F [1.9.17_1161]please wait...Rating: 0.0/10 (0 votes cast)VN:F [1.9.17_1161]Rating: 0 (from 0 votes)

Việc đầu tư bàn thí nghiệm cho các trường đại học còn khiêm tốn

Thống kê năm học 2007 – 2008 của Bộ giáo dục và Đào tạo tại các trường đại học hiện có 2.083 phòng thí nghiệm, bàn thí nghiệm (bao gồm: phòng thí nghiệm trọng điểm, phòng thí nghiệm lớn, phòng thí nghiệm nhỏ, phòng thực hành, thực tập). Việc đầu tư bàn thí nghiệm cho các trường đại học còn khiêm tốn. Như vậy, bình quân mỗi trường đại học có khoảng 20 phòng thí nghiệm.

Sự xuất hiện của bàn thí nghiệm tại các trường đại học nâng cao sự phát triển cho khoa học.

Hoạt động khoa học và công nghệ là một trong hai nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của trường đại học, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với việc nâng cao chất lượng đào tạo đồng thời góp phần phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Bàn thí nghiệm xuất hiện ở các trường đại học.

Nguồn kinh phí cho các hoạt động khoa học và công nghệ bao gồm kinh phí từ ngân sách Nhà nước, các nguồn thu từ hoạt động hợp tác quốc tế, các nguồn thu khác và doanh thu từ hoạt động triển khai, chuyển giao các kết quả nghiên cứu. Đây cũng chính là vấn đề được đưa ra trong hội thảo bàn về giải pháp tăng nguồn thu từ hoạt động khoa học và công nghệ của các trường đại học diễn ra vào ngày 24/10/09.

Theo số liệu của Bộ Giáo dục và Đào tạo, trong tổng nguồn kinh phí thu từ hoạt động khoa học và công nghệ (551,438 tỷ đồng), khối các trường đại học chiếm tỷ lệ cao nhất là 40,68%, tiếp đến là khối các trường nông – lâm – ngư – y chiếm 30,08%, khối các trường kỹ thuật công nghệ có tỷ lệ là 14,83%, khối các trường kinh tế chỉ chiếm 4,86%, còn các trường thuộc khối khác có tỷ lệ không đáng kể.

Việc các trường đại học lớn đầu tư bàn ghế phòng thí nghiệm và các trang thiết bị khác là hợp lý.

“Vấn đề các trường dân lập và địa phương chưa nhận được kinh phí từ ngân sách nhà nước cho các hoạt động khoa học và công nghệ cũng là một vấn đề mà các nhà quản lý quan tâm. Việc tăng cường cơ hội cho các trường thuộc 2 khối này là rất cần thiết, góp phần tăng nguồn thu cho các trường”, ông Luật cho biết. Ngoài ra, nguồn thu cũng chỉ tập trung cơ bản vào 3 khối trường: Kỹ thuật công nghệ, các đại học và nông – lâm – y.

Đây là số lượng ít, chưa đáp ứng được yêu cầu của công tác đào tạo và nghiên cứu khoa học, hơn nữa các phòng thí nghiệm này cũng chỉ tập trung ở một số trường đại học lớn.

Nghị quyết số 14/2005/NQ-CP ngày 01/11/2005 của Chính phủ về đổi mới cơ bản và toàn diện giáo dục đại học Việt Nam giai đoạn 2006 – 2020 đã đặt ra mục tiêu: Các trường đại học lớn phải là các trung tâm nghiên cứu khoa học mạnh của cả nước, nguồn thu từ các hoạt động khoa học và công nghệ, sản xuất và dịch vụ đạt tối thiểu 15% tổng nguồn thu từ các cơ sở giáo dục đại học vào năm 2010 và 25% vào năm 2020.

Phát biểu tại hội thảo, Tiến sĩ Hồ Ngọc Luật, Vụ trưởng – Trưởng ban Ban Khoa học và Công nghệ địa phương – Bộ Khoa học và Công nghệ cho biết: “Nếu đem so sánh với tổng kinh phí đầu tư từ ngân sách nhà nước 2.136,8 tỷ đồng cho hoạt động khoa học và công nghệ  thì tỷ lệ nguồn thu từ các hoạt động khoa học và công nghệ cho các trường chiếm 25,81%. Bàn thí nghiệm không những xuất hiện trong các trường đại học lớn mà còn xuất hiện ở các trường đại học nhỏ, trường trung cấp, cao đẳng.

 

 

VN:F [1.9.17_1161]please wait...Rating: 0.0/10 (0 votes cast)VN:F [1.9.17_1161]Rating: 0 (from 0 votes)

Mặt bàn thí nghiệm Hóa Sinh được làm bằng chất liệu granite

Đá granite hay đá hoa cương là một loại đá mácma xâm nhập phổ biến có thành phần axít. Granit có kiến trúc hạt trung tới thô, khi có các tinh thể lớn hơn nằm nổi bật trong đá thì gọi là kiến trúc porphia hay nổi ban. Granite có màu hồng đến xám tối hoặc thậm chí màu đen, tùy thuộc vào thành phần hóa học và khoáng vật cấu tạo nên đá. Các khối granit lộ ra trên mặt đất ở dạng khối và có xu hướng tròn cạnh khi bị phong hóa. Mặt bàn thí nghiệm Hóa Sinh được làm bằng chất liệu granite

Nguồn gốc của đá granite chất liệu thường được làm mặt bàn thí nghiệm

Granite là đá xâm nhập được hình thành từ macma. Mácma granit có thể có nhiều nguồn gốc khác nhau và nó thường là các đá xuyên cắt qua các đá khác. Bàn thí nghiệm sử dụng chất liệu này sẽ rất là bền và đẹp hơn nữa với chất liệu này bàn thí nghiệm còn chống được hóa chất cực mạnh. Hầu hết các dạng xâm nhập của granite diễn ra trong lớp vỏ Trái đất ở độ sâu thường lớn hơn 1.5 kilomet cho đến 50 km trong vỏ lục địa mỏng. Nguồn gốc của đá granit rất đa dạng nên cũng sẽ có nhiều cách phân loại khác nhau. Phân loại theo khu vực theo kiểu Pháp, Anh và Mỹ. Các phân loại này dẫn đến các nhầm lẫn bởi vì chúng được phân loại dựa trên những các xác định theo nhiều ý nghĩa khác nhau. Các phân loại chung nhất là ‘alphabet-soup’ được sử dụng nhiều vì chúng dựa trên nguồn gốc của macma.

Các khối granitoit kết tinh từ mácma vì vậy chúng có thành phần gần với điểm eutectic (hay nhiệt độ thấp nhất trên đường cong cotectic). Mácma tiến hóa theo eutectic bởi sự phân dị mácma, hoặc do chúng thể hiện cấp thấp trong một phần mácma nóng chảy. Kết tinh phân đoạn làm giảm hàm lượng sắt, magiê, titan, canxi và natri, và làm giàu kali và silic. Fensapt kiềm (giàu kali) và thạch anh là hai thành phần chính của đá granit.

Granit chất liệu làm mặt bàn ghế thí nghiệm là nguồn phóng xạ tự nhiên giống như hầu hết các đá tự nhiên khác

Tuy nhiên, một số loại granit có lượng phóng xạ cao có thể gây nguy hiểm. Một số loại granit có hàm lượng Urani khoảng 10 đến 20 ppm. Trong khi đó, các đá mafic khác như tonalit, gabbro hoặc diorit hàm lượng này khoảng từ 1 đến 5 ppm, trong đá vôi và các đá trầm tích thì hàm lượng này thấp hơn. Một số ống dẫn (pluton) granit lớn là nguồn chứa các kênh dẫn cổ hay các tích tụ quặng urani, ở đó urani bị rửa trôi từ granit và pegmatite có lượng phóng xạ cao lắng đọng cùng trầm tích. Granit có thể được xem là có khả năng gây các tai biến phóng xạ tự nhiên, ví dụ như các làng phát triển trên nền đá granit có thể chịu phóng xạ cao hơn các làng ở nơi khác.[7] Các tầng hầm và các phòng được thiết kế trong đất trên nền đá granit trở thành bẫy giữ khí radon, một loại khí hiếm nặng hơn không khí và là sản phẩm phân rã từ urani[8]. Radon can also be introduced into houses by wells drilled into granite[9]. Khí radon tác động mạnh tới sức khỏe, và là nguyên nhân gây ung thư xếp thứ 2 tại Mỹ sau khói thuốc[10].

Tuy nhiên, trong đa số các trường hợp, granit vẫn là nguồn phóng xạ tự nhiên trội hơn khi so sánh với các đá khác. Có rất nhiều tài liệu công bố của các cơ quan khảo sát địa chất trên thế giới có thể truy cập trực tuyến để xem các yếu tố gây nguy hiểm ở các vùng có granit và các nguyên tắc được liên quan đến việc phòng chống sự tích tụ khí radon trong nền nhà và nhà kính.

Một nghiên cứu về granit dùng làm mặt bàn bởi National Health and Engineering Inc of USA [1], được đưa ra vào tháng 11 năm 2008, tuy nhiên nghiên cứu này không tìm thấy một loại đá granit đơn lẻ có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe. Hàm lượng radon và phóng xạ của đá đều nằm bên dưới giới hạn trung bình, và giá trị này rất phở biến ở Mỹ. Dựa trên kết quả thí nghiệm từ khoảng hơn 400 mẫu của 115 loại đá granit làm mặt bàn, các nhà khoa học kết luận being potentially problematic. Các đá được thí nghiệm bao gồm khoảng 80% các loại đá dùng làm mặt bàn thí nghiệm trên thị trường tiêu thụ của Mỹ.

 

VN:F [1.9.17_1161]please wait...Rating: 0.0/10 (0 votes cast)VN:F [1.9.17_1161]Rating: 0 (from 0 votes)